Saturday

LỘT MẶT NẠ MỘT SỐ NGƯỜI TỰ PHONG “HIỀN SĨ”… HÀ SĨ PHU - MAI THÁI LĨNH...

Hải Trần xin đăng lại một bài viết rất công phu của Tác giả Nguyễn Như Phong nhằm lột trần bộ mặt thật của Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh. Bài viết đã thể hiện rất rõ quá trình phản bội, quay lưng đi ngược lại với lợi ích nhân dân của nhóm người này, những người luôn tự cho mình là hiền sĩ, là những nhà dân chủ chân chính.

 MẶT THẬT CỦA MỘT VÀI NGƯỜI MƯỢN DANH

“HIỀN SĨ” KHOÁC CHIÊU BÀI “DÂN CHỦ”


  Phần II: Những Mưu Đồ Đen Tối Của Nguyễn Gia Kiểng Và Nhóm “Thông Luận”

     Nói về quá trình hoạt động phản bội Tổ quốc  của Hà Sĩ Phu và Mai Thái Lĩnh, không thể không nói đến vai trò tổ chức, giật dây của Nguyễn Gia Kiểng.

     Kiểng quê ở Thái Bình và di cư vào Nam năm 1954. Từ năm 1961 đến 1974, Kiểng đi học ở Pháp  rồi trở về Sàigon. Cuối năm 1975, Kiểng trốn ra nước ngoài và bị bắt cải tạo 2 năm. Sau khi hết hạn cải tạo, Kiểng được nhận vào làm kỹ sư điện toán ở nhà máy xi măng Hà Tiên. Đến năm 1982 thì xuất cảnh sang Pháp. Kiểng cấu kết chặt chẻ với những phần tử chống Nhà nước Việt Nam điên cuồng nhất tại Pháp như Đỗ Mạnh Tri, Trần Thanh Hiệp, vợ chồng Quản Mỹ Lan và Phạm Ngọc Lân, và sau này là có thêm một vài người ăn cơm Cộng sản quay lại chống Cộng sản như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên…

     Năm 1983, Kiểng cùng Trần Thanh Hiệp đẻ ra tổ chức Thông Luận, tập hợp quanh hắn những người mang nặng tư tưởng hận thù chính quyền cách mạng.

     Vào những năm đầu tiên, Thông Luận sống bằng tiền quyên góp và dựa vào tổ chức “đen” khoác áo xã hội phi chính phủ - mà thực chất được CIA ( CIA = NED, ĐDTB ) dựng lên và nuôi dưỡng. Nhưng nơi cung cấp tài chính cho Thông Luận nhiều nhất chính là Liên Minh Việt Nam Tự Do (LMVNTD) của Hoàng Cơ Minh ( lúc ấy giữ chức chủ tịch Mặt trận Quốc gia thống nhất Việt Nam). Sau khi Hoàng Cơ Minh dẫn quân xâm nhập vào Việt Nam qua con đường Lào bị quân và dân Lào bắn chết thì Nguyễn Ngọc Đức biệt danh là Đức “tún” thay thế. Theo nhiều nguồn tin, hằng năm Thông Luận “ăn” của LMVNTD khoảng 500,000.00 USA mà tiền này chủ yếu là thu từ những quán phở có tên là Hòa được mở ra ở Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Bỉ…Sống bằng tiền LMVNTD nhưng Nguyễn Gia Kiểng cũng không coi tổ chức này và Đức “tún” ra gì. Trong thư gửi về cho Hà Sĩ Phu ngày 13-1-2000, Kiểng phân tích:

     “Về việc thống nhất các lực lượng dân chủ thì chị cứ tin tôi (Trong thư từ gửi cho nhau, Hà Sĩ Phu lấy bí danh “chị Bích Tiên” còn Kiểng dung bí danh “anh Quát”), việc này đã xong. Hiện nay ở hải ngoại chỉ còn 4 tổ chức  chính trị có thành tích và có lực lượng, đó là tổ chức Hoàng Cơ Minh (LMVNTD), Liên Minh dân chủ, tổ chức Phục Hưng và Tập hợp dân chủ đa nguyên (THDCĐN) trước đây vẫn gọi là nhóm Thông Luận. Trước đây có cả trăm, bây giờ chỉ còn bốn, vài tổ chức còn lại không đáng kể. Trong bốn tổ chức này thì Hoàng Cơ Minh là một Mafia, nó không phát triển được nữa nhưng nó không chết vì vẫn còn những tiệm buôn, tiệm ăn, người của nó làm cho các cơ sở kinh doanh và sống bằng tiền lương. Nó không phải là một tổ chức dân chủ, nhưng nó cũng không còn đủ sức để phá đám các lực lượng dân chủ giả cầy nữa.

     Trong ba tổ chức còn lại thì tổ chức Phục hưng đã suy yếu và hầu như không còn hoạt động, đang thảo luận để sáp nhập đám tàn quân còn lại vào THDCĐN ( Thông Luận), Liên minh dân chủ thì trên thực tế đã kết hợp với THDCĐN trong mọi hoạt động và không tranh giành vai trò lãnh đạo.

     Tình hình như vậy, tôi nghĩ là quá thống nhất vì trong mọi hoạt động dân chủ không nên thống nhất mà chỉ cần vài tổ chức có tầm vóc, điều quan trọng là không phá nhau. Nhưng hiện tượng phá nhau không còn nữa, tình hình ngày nay không phải là quá phân tán, đó là hình ảnh cũ, ngày nay còn có mối nguy nữa là quá thống nhất. Ngoài bốn tổ chức chính trị trên, còn có một số tổ chức từ thiện, tôn giáo, nhân quyền đại đa số có thiện cảm với THDCĐN…”.

     Nguyễn Gia Kiểng sử dụng Thông Luận vào mục đích xuyên tạc, bôi đen Nhà nước ta, đồng thời kích động những người cơ hội chính trị có hoạt động cực đoan chống phá trong nước như Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Tiêu DaoBảo Cự, Nguyễn Thanh Giang…Từ cuối năm 1991, sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, tưởng thời của chúng đã tới, Kiểng ra sức tập hợp lực lượng và kêu gọi nhân dân  biểu tình đòi dân chủ. Nhưng quần chúng nhân dân  đâu để chúng thao túng. Tổ chức biểu tình không xong, thấy dùng biện pháp “mạnh” chỉ tổ gây thêm sự bất bình trong nhân dân và nếu bộc lô “lực lượng” sớm quá, dễ chết, Kiểng thay đổi thủ đoạn hoạt động là tung người về móc nối những phần tử cơ hội chính trị. Trong số này hung hăng nhất là vợ chồng Quản Mỹ Lan - Phạm Ngọc Lân. Lan trước kia là phóng viên của Đài Hoa Kỳ. Sau giải phóng, được nhận vào công tác tại Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh, làm việc ở Phòng Khoa giáo chuyên theo dõi lĩnh vực giáo dục. Lan  tên chính là Quản Thị Mỹ, một phụ nữ kênh kiệu, ăn nói chỏng lỏn và không coi ai bằng mình, đặc biệt khả năng “biểu lộ sắc đẹp một cách trơ tráo”. Ngay từ những ngày mới được nhận vào làm, mọi người đã thấy cô ta có giọng điệu khác hẳn và chỉ rình cơ hội chỉ trích lãnh đạo của các đơn vị khi cô ta đến làm phim. Trong lúc nhiều phóng viên, biên tập viên của chế độ cũ đang làm tại Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh bắt kịp cuộc sống mới thì Mỹ không thể hòa nhập được. Đến năm 1980, Mỹ xuất cảng sang Pháp và từ đó lấy thêm tên là Lan. Năm 1990, trong cuộc hội thảo của Thông Luận về “Dân chủ đa nguyên”, Mỹ Lan đã phát biểu một bài có tít khá kêu “Vai trò người phụ nữ Việt Nam trong dân chủ đa nguyên” trong đó nhấn mạnh về việc “ người phụ nữ phải góp tay vào nam giới  trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ đa nguyên”.

     Phạm Ngọc Lân là chồng của Lan, cũng đã có thời là giáo viên Trường đại học Dược TP.Hồ Chí Minh. Năm 1980, Lân sang Pháp và cũng trở thành cộng sự viên đắc lực cho Nguyễn Gia Kiểng. Lân là kẻ trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Hà Sĩ Phu và Mai Thái Lĩnh và thường xuyên gửi thư, tài liệu phản động về cho Lĩnh, Phu bằng mật danh “Hùng Nguyên”.

     Tạp chí Thông Luận là nơi để đăng những bài phát biểu của những kẻ chống Cộng hoặc những bài viết xuyên tạc chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước hay cố tình bôi đen những thành tựu xây dựng phát triển kinh tế mà nhân dân ta đạt được. Cái chất “lý luận” trong các bài này thì ít mà chủ yếu là chửi bới hay cao giọng dạy dỗ người khác. Tôi có đọc một số bài của họ và thấy những hiểu biết của họ về tình hình đất nước hết sức mù mờ.

     Hồi sang Pháp năm 1998 để viết về Cúp bóng đá thế giới, tôi thuê một phòng khách sạn Plaisance trên phố Gergovie. Chủ khách sạn là một ông già đã 80 tuổi rất tốt bụng, nhưng ông có một người làm thuê khá la lùng. Biết tôi là nhà báo, ông ta nói với tôi về tờ Thông Luận và khoe rằng thi thoảng có viết bài. Rồi với vẻ mặt đầy lo lắng, ông ta hỏi tôi rằng hiện nay mỗi tháng tôi được bao nhiêu kilogram gạo, mấy lạng thịt… Tôi  ngạc nhiên hết mức vì sự kém hiểu biết của ông ta về tình hình nước nhà, và không hiểu khi viết bài, ông ta sẽ nói gì về đất nước. Không muốn tranh luận với người chẳng biết, tôi khuyên ông nên tiết kiệm tiền làm thêm  ở khách sạn, về nước một chuyến. Từ đầu năm 2000, vào ngày 2-1, nhằm đẩy mạnh mức độ chống phá Nhà nước ta, Nguyễn Gia Kiểng cho tổ chức “ngày Dân chủ” và đổi tên tổ chức Thông Luận thành Tập hợp dân chủ đa nguyên (THDCĐN). Cái “ngày Dân chủ” này theo dự định có khoảng 450 đại biểu nhưng cuối cùng chỉ có hơn 80 người nhưng chủ yếu là những người Việt hiếu kỳ. Về không  khí của “ngày Dân chủ”, Đỗ Mạnh Tri, chủ bút tạp chí Tin Nhà, một tạp chí phản động không kém Thông Luận, trong thư gửi cho Mai Thái Lĩnh ngày 19-1-2000 đã nhận  xét: “Loan ít để ý đến chuyện chính trị (Loan là bí danh của Tri), nhưng nếu tổ chức ngoài này chỉ có THDCĐN thì đáng thất vọng. Thỉnh thoảng mới có cuộc họp thấy ô hợp quá. Thiện chí thì có thừa nhưng thiếu nhiều thứ quá, mạnh nhất là như một gánh hát….rao hàng mạnh mà không có hàng…”.

     Rồi cũng trong thư này, Tri nhận xét về Hà Sĩ Phu như sau: “Cho tới nay, nước mình chỉ có sĩ phu là cùng, còn trí thức quá hiếm. Một người như Hà Sĩ Phu chẳng hạn, thật ra chẳng đáng gọi là “sĩ phu”

    Cái lý do để Nguyễn Gia Kiểng đổi tên tổ chức này theo hắn nói là “tổ chức đã phát triển, có mặt ở Việt Nam và khắp các quốc gia có đông đảo người Việt” (Thông Luận số 133, ngày 13-1-2000) và trong những mục tiêu của THDCĐN là “đấu tranh chính trị, chống độc tài đảng trị …”. Cũng tại “ngày Dân chủ”, Kiểng đã phân tích những “suy thoái liên tục của chính quyền Việt Nam và kết luận “dân chủ sắp thắng”.

     Tự thấy tổ chức đã quá “lớn mạnh” ở Việt Nam và “sắp thắng” nên Lê Minh Văn, một “chiến sĩ dân chủ” của Thông Luận đã phác cơ cấu bộ máy  cho “chính quyền Việt Nam mới” trong đó ghi rõ quyền hạn của tổng thống, thủ tướng, quốc hội, hội đồng thượng viện, viện bảo hiến… rồi cách thức bầu cử “dân chủ” và phân phối số phiếu cho từng liên minh.

     Với mục tiêu lật đổ Nhà nước CHXHCNVN, Nguyễn Gia Kiểng  thấy phải nhanh chóng thành lập một “ phân bộ của THDCĐN tại Việt Nam” và người chúng nhắm cho chức “chủ tịch” là Mai Thái Lĩnh, còn Hà Sĩ Phu thì sử dụng như lính xung kích bởi lẽ Phu già cả, thiếu sức bật và đôi khi thiếu chín chắn - Kiểng phân tích như vậy và gửi thư cho Hà Sĩ Phu nói như sau: “Tình hình cũng đang chuyển biến thuận lợi. Nay mai chính quyền sẽ ký thỏa ước Thương mại Việt – Mỹ và sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đàn áp đối lập. Như vậy thế nào ta cũng thắng keo này…“Cộng đồng người Việt ở hải ngoại có gần 3 triệu, hằng năm có trên 100 ngàn người về thăm nhà. Nếu có biến cố phấn khởi thì trong số ấy chúng ta sẽ có được nhiều người ủng hộ làm việc giao liên...”.

     Rồi Kiểng căn dặn Hà Sĩ Phu: “Đồng ý với chị ( Hà Sĩ Phu) là phải nhỏ nhe, thận trọng….Sau đó các anh em cứ án binh bất động, giai đoạn kế tiếp để chúng tôi no”.

 Phần III: Con Đường Của Những Kẻ Phản Bội Tổ Quốc

     Cho đến nay, không phải nhiều người đã biết thực chất về những kẻ thời cơ chính trị cực đoan như Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Tiêu Dao Bảo Cự hay Thanh Giang…và một số người khác. Cũng có ý kiến cho rằng, những người này vốn tự cho mình học rộng; biết nhiều và có những ý tưởng “độc đáo” nhưng là loại “ngộ chữ”, nghiên cứu lắm lại không biết định hướng nên bị “tẩu hỏa nhập ma” và đọc sách linh tinh nên “đa thư loạn mục”….Họ cũng là những người huyễn hoặc, cứ nghĩ mình là nhất, chỉ có mình mới là “nhà văn” đích thực, nhà “tư tưởng” và được đám phản động lưu vong “bơm vá” vào nên tưởng mình sẽ là “ngọn cờ”, là “chiến sĩ xung kích”.

     Trước ngày bị khởi tố về tội phản bội Tổ quốc theo điều 72 bộ Luật Hình sự, Hà Sĩ Phu vẫn khoe rằng những điều ông ta đã nêu trong “Chia tay ý thức hệ” sẽ được “đưa ra thảo luận tại đại hội Đảng lần thứ IX sắp tới”…Nói tóm lại, đây là những người mà họ không hiểu họ đang nói gì, họ không điều khiển được hành vi của họ mà chỉ theo sự giật dây của kẻ khác. Họ cũng giống như con muỗi, chỉ vo ve làm người khác khó ngủ…chứ khó gây chết người

 Vấn đề không đơn giản như vậy!



MỘT ĐOẠN TRONG BẢN TƯỜNG TRÌNH CỦA HÀ SĨ PHU: “…Mặt khác, cũng chính do không phân biệt rõ ràng những vấn đề cần sự sàng lọc, nghiêm chi/nh với những vấn đề bàn luận thông thường, nên nhiều chỗ tôi đã dùng nhiều hình tượng ví von và những câu chữ không thận trọng, thiếu tế nhị thậm chí chua cay theo cảm xúc của mình. Cách diễn đạt pha trộn này đã là nguyên nhân làm cho nhiều người đọc có thể suy diễn hiểu lầm, bất bình, thậm chí xuyên tạc theo mục đích người bình luận, nhất là các đài và báo nước ngoài.

     Trước đây có lúc tôi đã nghĩ cách viết pha trộn cũng là tốt, vì trong một bài ngắn có thể nói hết cả tư duy, tâm sự và liên tưởng của mình. Nay tôi thấy đó chính là thiếu sót rất căn bản và rất nghiêm trọng trong cách viết, và chính là nguyên nhân gây nên nhiều rắc rối cho tôi…”

     Nếu xâu chuỗi việc làm của những người như Hà Sĩ Phu, và một số người khác mà chúng tôi sẽ đề cập đến trong bài viết tới, từ khoảng hơn chục năm trở lại đây thì ta có thể khẳng định rằng: Việc ngày hôm nay họ cấu kết với bọn phản động lưu vong, mưu đồ thành lập tổ chức, vạch ra kế hoạch lâu dài nhằm lật đổ chế độ XHCN chính là những bước đi có tính toán, thể hiện mức độ chống phá Nhà nước Việt Nam từ thấp đến cao. Bất chấp những khuyên ngăn của bạn bè, gia đình, bất chấp những biện pháp mang tính giáo dục của chính quyền, họ vẫn lao theo con đường phản dân hại nước. Họ đã bán lương tâm bán sinh mệnh chính trị của mình thật rẻ rúng: chỉ dăm ba bài báo tâng bốc, chỉ vài lời kêu gào rằng “các bạn được cả thế giới tự do chú ý, bảo vệ”, chỉ vài ba trăm đôla “trợ cấp”, hoặc những giải thưởng  của những tổ chức  phi chính phủ nào đó (NGOs = NED = CIA, ĐDTB) mà chưa bao giờ được công bố…

     Giữa năm 1999, sau khi Hà Sĩ Phu hết hạn tù, Nguyễn Gia Kiểng lại bắt liên lạc và chuyển cho Hà Sĩ Phu tài liệu gọi là “Tuyên ngôn 2000”, ý đồ của chúng là vận động những người “bất đồng chính kiến” ký tên  vào “tuyên ngôn” để chúng sử dụng làm phương tiện tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp lực lượng. Nhưng âm mưu này của chúng đã bị lực lượng An ninh ngăn chặn. Tháng 12-1999, qua trao đổi thư từ với Phạm Ngọc Lân qua mạng Internet; Mai Thái Lĩnh biết Nguyễn Gia Kiểng đã soạn thảo “Kết ước 2000” thay cho “Tuyên ngôn”. Lân đã giải thích cho Lĩnh rằng, nội dung  của “Kết ước 2000” thay cho “Tuyên ngôn” có đơn giản hơn và lời lẽ cũng “nhẹ nhàng” để ai xem cũng có thể ký vào. “ Kết ước 2000” thực chất là lời hô hào tập hợp lực lượng chống phá Nhà nước CHXHCNVN và chúng tự cho rằng, chỉ có chúng mới đủ sức “để lại cho mai sau một đất nước tươi đẹp hơn”. Phạm Ngọc Lân đã gửi cho Mai Thái Lĩnh một bản để Lĩnh, Phu vận động một số người ở Đà Lạt ký. Nhận được “kết ước”, Mai Thái Lĩnh cho rằng chỉ có ít người có thể tham gia ký, nhưng trong số này đã có người phản đối cách hành động của chúng, có người vì bị bà con tổ dân phố họp kiểm điểm nên cũng ngại…suy đi tính lại còn lại…hai người là Hà Sĩ Phu và Mai Thái Lĩnh. Nhưng Lĩnh đã nhận trách nhiệm là người giữ đầu mối liên lạc nên không thể ký “kết ước” vì vậy chỉ còn có một “hiền sĩ cao nguyên” Hà Sĩ Phu. Nguyễn Gia Kiểng từ Pháp cũng gửi thư về cho Hà Sĩ Phu, nói: “ Lúc này là thời điểm thích hợp để người trong nước và ngoài nước cùng ký tên trên một văn bản thể hiện sự thống nhất ý trong mục tiêu đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam”. Rồi Kiểng cũng so sánh “Kết ước 2000” với “Hiến chương 77” ở Tiệp Khắc và coi đó là “tiền đề của cuộc cách mạng”.

    Được Nguyễn Gia Kiểng tin cậy, Hà Sĩ Phu gửi cho Kiểng một thư phân tích tình hình Việt Nam, trong đó đánh giá hiện nay “dân trí dân khí và dân sinh đều rất thấp…” Rồi không chút giấu giếm sự hằn học với dân tộc, Phu viết như sau: “Tính khôn vặt nhưng khát khao thực dụng của người Việt Nam nói chung sau chiến tranh cùng với sự chuyên chính của giới cầm quyền đang tạo ra trạng thái cân bằng bùng nhùng  không thể phá vỡ đươc. Trong đám bùn nhão ấy, mọi người dù lem luốc nhưng vẫn kiếm được ăn, vẫn có không ít béo bở thật và ảo vọng, không ít những hương hỏa cố giữ lấy. Người thì mê, người thì say, người thì điếc, người thì giả điếc…”. Đánh giá về hoạt động của “phong trào dân chủ”, Hà Sĩ Phu viết: “Cuộc vận động cho dân chủ và văn hóa 10 năm qua đã làm được một số việc rất quan trọng nhưng nay sang một bước mới thì bộc lộ những bất cập cần phải rút kinh nghiệm ngay. Hầu hết các việc làm trước đây do nhà cầm quyền bị bất ngờ, nay họ đã biết rõ…chúng ta trở thành ngây thơ trước những người cộng sản…”.

     Hà Sĩ Phu đã đề ra 7 điểm nên làm và không nên làm như:  “Phải chống lại chính sách cô lập thông tin. Không dừng lại ở Tuyên ngôn mà phải dành một chương riêng về quyền được thông tin, thành những giải pháp kinh tế và chính trị, những quy định trong ngoại giao. Phải nghiên cứu kỹ Hiến pháp Việt Nam, đối chiếu với thực tế để vạch ra và vận động quốc tế lên án nền Luật pháp của Việt Nam. Vận động Liên Hiệp Quốc lập ra những định chế bắt buộc với mọi thành viên về việc lập các tổ chức độc lập, phi chính phủ theo dõi tình hình nhân quyền ở mỗi nước. Phải liên kết các nhóm dân chủ ở ngoài nước vào một mặt trận chung; phải vận động trao giải Nobel về nhân quyền cho những người có “thành tích” chống Cộng…”.

     Riêng về “Kết ước 2000”, Hà Sĩ Phu cho rằng: “Còn về Kết ước, tôi nghĩ không nên làm lúc này vì kết cấu hạ tầng chưa có mà khoa trương diện mạo thì diện mạo ấy sẽ bị đập nát ngay mà không có gì bảo vệ và nuôi dưỡng nó. Đó là việc làm ngược với nguyên tắc xây dựng. Phương châm này tôi nghĩ có thể áp dụng cho phong trào trong nước. Trong nước, việc này là việc của những công đoạn sau cùng và chỉ làm khi có tình huống xuất hiện như có chiến dịch đàn áp thô bạo”.

     Cuối cùng, Hà Sĩ Phu nêu phương châm hoat, động: “Phải cần mẫn, nhỏ nhẹ, thận trọng và chính xác như bầy ong nếu muốn làm tổ và gây mật”.

     Ngày 13-1-2000, Kiểng gửi thư cho Hà Sĩ Phu thông qua hộp thư điện tử của Mai Thái Lĩnh và đề cập 5 vấn đề: Thống nhất với Hà Sĩ Phu về đánh giá tình hình trong nước. Đồng ý với Hà Sĩ Phu về chủ trương gắn thông tin với “nhân quyền”. Về thống nhất các lực lượng thì Kiểng cho rằng  “đã xong” và chỉ có Tập hợp dân chủ đa nguyên mới “đủ sức vận động, yểm trợ  cho anh chị em trong nước về mọi mặt, tôi đảm bảo như vậy”. Tuy nhiên, Kiểng vẫn cố thuyết phục Hà Sĩ Phu tham gia ký “Kết ước 2000”, cho rằng đó là điều nên làm và làm càng sớm càng hay. Rồi Kiểng phân tích: “Kết ước này sẽ là một biến cố lịch sử, không nhất thiết phải có sự tiếp nối. Kết ước sẽ được phổ biến nhanh và mạnh hơn Hiến chương 77 và điều khác hẳn là những người ký Kết ước sẽ không ở tù nên tác dụng lại càng lớn. Đối với trong nước thế là đủ. Bước kế tiếp, ở hải ngoại sẽ dung mọi phương tiện để nó được biết tới trong nước và thế giới và được ủng hộ. Đây là một cam kết…Như vậy thế nào ta cũng thắng keo này…Với dân khí hiện nay thì sẽ không có được lực lượng mạnh và phải đợi đến bao giờ. Đợi đến khi có đàn áp thô bạo? Không được, vì sẽ không bao giờ có đàn áp thô bạo. Việc tung ra Kết ước là nhằm mục đích đánh lại những chính sách lẻ tẻ, buộc chánh quyền phải chọn lựa hoặc đàn áp hàng loạt, thô bạo, hoặc chấm dứt đàn áp”.

     Để cho Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lịch…yên tâm, Nguyễn Gia Kiểng cam kết: “Vận động và vận động có hiệu quả, chống lại mọi đàn áp. Trong mọi tường hợp không để gia đình những người bạn đó thiếu thốn!”.

     Thật ra, trong mấy năm qua, Kiểng cũng đã “yểm trợ” về tài chính cho Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh và một vài người khác. Số tiền thì chẳng đáng là bao. Cuối năm 1999, Phạm Ngọc Lân thông báo cho Mai Thái Lĩnh về việc Thông Luận đang giữ một khoản tiền gọi là ”tiền thưởng” cho các bài viết đăng ở nước ngoài của một số tác giả trong nước. Lĩnh đã bàn bạc với Hà Sĩ Phu và những người có tiền khác về cách thức chuyển tiền, nhận tiền. Theo cách mà Lĩnh bày cho Kiểng thì tiền gửi cho người thân của Kiểng ở Việt Nam sau đó người này cầm đến giao trực tiếp cho từng người và có quy định ám hiệu để nhận ra nhau. Và một trong những nơi hăng hái chuyển tiền cho các đối tượng nhất chính là tổ chức “Phóng viên không biên giới” (Reporter Sans Frontières), trong đó có phóng viên tên là Thanh Vân. Chính Thanh Vân đã đi lấy chứng minh thư của vợ những đối tượng để rồi hợp thức hóa việc chuyển tiền qua ngân hàng.

     Số tiền mà các tổ chức phản động lưu vong “thưởng” cho Hà Sĩ Phu và mấy người khác nữa không nhiều, có khi chỉ là 100 USD, nhưng để nhận được tiền cũng rất nhiêu khê và nhuộm màu sắc các điệp viên trao đổi tài liệu.

     Cùng với Nguyễn Gia Kiểng của nhóm Thông Luận còn có một người khác ở Pháp rất tích cực trong việc kích động, lôi kéo Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lịch, Tiêu Dao Bảo Cự…và một số kẻ cơ hội chính trị khác – đó là Đỗ Mạnh Tri, chủ bút báo Tin Nhà. Khác với Kiểng là nặng về dùng lời lẻ “đao to búa lớn”, Tri luôn tỏ ra mềm mỏng, chính vì thế mà Hà Sĩ Phu cũng thoải mái bày tỏ “quan niệm” với Tri hơn Kiểng. Và một trong những tài liệu thể hiện sự chống đối quyết liệt nhất của Hà Sĩ Phu đối với Đảng, Nhà nước là bức thư ông ta gửi cho Tri ngày 18-1-2000, Hà Sĩ Phu phân tích cho Đỗ Mạnh Tri thấy “ba tầng chiến tuyến của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Cũng trong thư này, Hà Sĩ Phu viết về nhân dân Việt Nam bằng ngôn từ thế này: “Vô lý, nhân dân chết cả rồi hay sao? Chết cả rồi, bị tiêm thuốc chết cả rồi. Số còn lại ngắc ngoải và không phải là nhân dân, hay nói cho công bằng thì họ thuộc dân loại hai, tức là dân thiểu số vùng cao. Đừng thấy đám đông phóng xe máy, nghe máy bộ đàm, gõ máy vi tính, hát karaoke, báo cáo trên tivi về thành tích làm giàu, lỉnh giải này giải khác mà tưởng nhân dân đang sống mãnh liệt. Vẫn tưởng có cơm ăn áo mặc, vẫn ngày biết thêm một vài thứ văn minh mà trước đây chưa từng được biết tới.. vẫn được nước ngoài viện trợ, vẫn có khối thứ để tự hào, vẫn thấy con hơn cha nhà có phước…Bao kẻ anh hùng đánh giặc ngoại xâm lại trở nên hèn mạt và vô cùng nhỏ bé trước danh lợi, thần quyền và thế quyền. Kẻ có dũng thì ngu dốt, kẻ có trí thì hèn, kẻ có trí có dũng thì láu cá vị kỷ bất nhân….”.

     Thật lòng khi phải trích nguyên văn những điều Hà Sĩ Phu viết cho báo nước ngoài, tôi cũng thấy ngại vì sợ bạn đọc cho rằng chỉ bẩn giấy. Nhưng không trích ra thì e có một số người không rõ cái sự thật trong con người mà vẫn cho mình là “sĩ phu” và cho rằng chính quyền khá khắt khe với những người “bất đồng chính kiến”.

     Người ở xa thì có lẻ chưa hiểu nhưng bà con xóm giềng thì biết quá rõ Hà Sĩ Phu, biết rõ về mọi mặt nên bà con đã họp tổ dân phố, yêu cầu chính quyền phải trục xuất Hà Sĩ Phu ra khỏi Đà Lạt…Nhưng thưa bà con, trục xuất đi đâu, liệu có quốc gia nào sẳn sàng nhận những người như vậy không, còn trên đất , đâu chả là đất Việt và chỗ  nào là chỗ mà ông ta yêu quý?     

     Trong vụ án này Hà Sĩ Phu đóng vai trò người cầm đầu, hung hăng nhất trong việc đòi xóa bỏ XHCN và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, vận động các tổ chức quốc tế, các chính phủ gây sức ép nhằm xâm hại đến độc lập, chủ quyền của Nhà nước Việt Nam. Còn Mai Thái Lĩnh là người chịu trách nhiệm liên lạc, chuyển giao tài liệu phản động cho cả hai bên, đồng thời cũng là người làm “tham mưu” cho cả Hà Sĩ Phu lẫn Nguyễn Gia Kiểng, Đỗ Mạnh Tri… Mai Thái Lĩnh vốn là Phó chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Đà Lạt cho nên cũng có những uy tín nhất định và là niềm  hy vọng của Thông Luận. Tuy nhiên, Mai Thái Lĩnh ít bộc lộ quan điểm  và nếu có thì cũng không như Hà Sĩ Phu. Trước đây, Lĩnh là bạn bè thân thiết của Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự và một vài người khác mà nhóm Thông Luận phong cho họ cái danh “hiền sĩ cao nguyên”. Lĩnh cũng đã từng tuyên bố với mọi người trong nhóm là “không dính vào chính trị” và “hạn chế tiếp xúc” với các tổ chức nước ngoài mà đặc biệt là các tổ chức này đang có hoạt động thù địch với Việt Nam. Nhưng từ năm 1995, khi Hà Sĩ Phu bị bắt quả tang trong lúc mang tài liệu mật của Chính phủ đi tán phát và bị tù một năm thì Mai Thái Lĩnh cũng như nhóm “hiền sĩ” lao vào cuộc “chiến đấu” với chính quyền bằng cách viết bài  cho các tờ như Thông Luận, Tin Nhà, Lửa tự do…vu cáo chính quyền “đàn áp” văn nghệ sĩ, vi phạm nhân quyền. Tiêu Dao Bảo Cự viết một bài đăng trên tập Thử thách và hy vọng với tiêu đề Gian nan và bền bỉ, kêu gọi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Là người am hiểu kỹ thuật vi tính nên Mai Thái Lĩnh đã sử dụng các hộp thư điện tử (Email) trên mạng Internet để giao nhận tài liệu phản động chuyển từ trong nước ra nước ngoài và ngược lại. Chỉ với một chiếc máy vi tính trong nhà. Lĩnh đã biến đây thành “trung tâm liên lạc” rất nhanh chóng và hiệu quả. Mai Thái Lĩnh sử dụng máy vi tính như nghệ sĩ ảo thuật. Anh ta lập trên mạng những hộp thư điện tử thật giả chen lẫn nhau và có đến 4 hộp thư có đăng ký và một số hộp thư giả khác. Để đảm bảo sự bí mật và tung tích các bài viết gửi ra nước ngoài. Lĩnh đã thống nhất với đồng bọn sử dụng bí danh trong khi liên lạc cũng như khi soạn thảo cá tài liệu. Các bí danh được quy định cụ thể là:

     - Nguyễn Gia Kiểng bí danh là “anh Quát”

     - Đỗ Mạnh Tri bí danh là “chị Loan” 

     - Phạm Ngọc Lân bí danh là “Hùng Nguyễn” hoặc “anh Hùng”

     - Quản Mỹ Lan (vợ Lân) bí danh là “Lê Anh Tuấn”

     - Mai Thái Lĩnh bí danh là “Lê Dung”, “Lê Dung” khi liên lạc với Kiểng; dùng bí danh là “Quang Dự” khi liên lạc với Đỗ Mạnh Tri. Ngoài ra, Lĩnh còn có nhiều bí danh khác như “Lê Đồng Nai”, “Lê Dã Dương”…

     - Hà Sĩ Phu dùng bí danh là “Bích Tiên” khi liên lạc với Kiểng, dùng bí danh “Bích” khi liên lạc với Đỗ Mạnh Tri.

     Ngoài ra khi Lĩnh liên lạc với Kiểng, Lân thì Lĩnh gọi Hà Sĩ Phu là “Xuân Tiên”, còn khi Lĩnh liên lạc với Tri thì gọi Phu bằng bí danh”chiêu Hà”.

     Lĩnh đã quy định giờ lên mạng để tuyên truyền, nhận tài liệu phản động với nước ngoài. Nhận tài liệu xong, Lĩnh copy vào một đĩa CD trò chơi điện tử và chuyển cho Hà Sĩ Phu. Khi khám phá nhà Mai Thái Lĩnh, lực lượng an ninh đã thu được toàn bộ các đĩa mềm chứa nội dung của hàng chục loại tài liệu  và nhiều tài liệu phản động chống Đảng, Nhà nước ta giấu trong các hộp thư. Những tài liệu đó thể hiện rõ ràng quá trình thoái hóa về tư tưởng và những hoạt động phản bội Tổ quốc của chúng

     Vụ án cơ bản đã được khép lại, các thủ tục tố tụng cuối cùng đang được khẩn trương hòan tất để các cơ quan pháp luật có hướng xử lý nghiêm nhưng sẽ mở cho họ cơ hội mới.



TRÍCH ĐOẠN TRONG ĐƠN XIN GIẢM NHẸ TỘI CỦA MAI THÁI LĨNH: “… Qua quá trình làm việc với cơ  quan điều tra, tôi đã nhận thức những sai phạm trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho tôi có thể khắc phục được hậu quả của những việc làm vừa qua, tôi mong các cơ quan pháp luật chiếu cố xem xét trường hợp của tôi, cho tôi được miễn trách nhiệm hình sự. Nếu được như vậy, tôi cam kết cắt đứt việc liên lạc với những người Việt ở nước ngoài có liên quan đến các tổ chức chính trị, đồng thời cộng tác với các cơ quan pháp luật trong việc thuyết   phục các bạn tôi điều chỉnh các hoạt động của mình cho phù hợp với khôn khổ pháp luật…”

     Tôi đọc đi đọc lại những lá đơn giảm nhẹ hình phạt của Mai Thái Lĩnh, những lá đơn thanh minh cho việc làm của mình và chối bỏ những “đứa con tinh thần” như Chia ta ý thức hệ, Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ…của Hà Sĩ Phu và tự hỏi rằng tại sao họ lại đến nông nỗi này. Mai Thái Lĩnh đã có nhiều đóng góp cho ngành Giáo dục của Đà Lạt,có nhiều bài nghiên cứu vê Đà Lạt khá hay. Anh hoàn toàn  có thể trở  thành nhà “Đà Lạt học” nổi tiếng và xứng đáng được mọi người kính trọng như trước đây khi còn là Phó chủ tịch thường trực HĐND TP. Đà Lạt. Hà Sĩ Phu cũng vậy, không có gì cản trở ông trên con đường trở thành một nhà khoa học chân chính…Nhưng họ cũng như một số người, thoái hóa, biến chất và cơ hội chính trị khác đã không đứng vững được trước âm mưu thâm độc của các tổ chức phản động lưu vong, bị lòa mắt trước cái bả hư danh mà đã được chính những người “cùng hội cùng thuyền” vẽ ra. Và thế là họ tưởng chỉ có “tư tưởng” của họ mới là “đúng”. Thật ra mọi việc làm của họ, chính là chỉ vì họ chứ chả có Tổ quốc nào hết. Những sai phạm của họ được nhân dân cũng như chính quyền biết từ lâu và có nhiều biện pháp giáo dục tạo điều kiện cho họ sửa chữa nhưng họ không nghĩ rằng đó chính là thiện ý của chính quyền, mà lại nghĩ như vậy họ đang mạnh, chính quyền “ngại” tiếng tâm của họ. Cùng bạn bè ”chiến hữu” với Hà Sĩ Phu còn có những người đã thành danh và có nhiều tác phẩm có gía trị. Rất mừng là họ sớm nhận ra sự thật về đám phản động lưu vong và chí thú sáng tác.

     Hôm gặp Hà Sĩ Phu, trước lúc hết giờ , ông ta muốn xin tôi cái gì đó làm kỷ niệm. Biết ông giỏi Hán Nôm, thích câu đối và cũng mong sớm hết ”cái hạn năm tuổi” để về đọc sách, uống rượu làm thơ, tôi mạo muội tặng ông đôi câu đối bằng chữ Hán:

 “ Hứng lại văn tự tam bôi tửu.

Lão chí sinh nhai vạn quyển thư ”

     ( Dịch nghĩa: Khi hứng uống ba chén rượu và ngâm thơ. Tuổi già lấy vạn sách làm kế sinh nhai).

     Ông đọc đi đọc lại câu đối và có vẻ thích thú.

 NGUYỄN NHƯ PHONG

Trích Báo An Ninh Thế Giới, số 211-212, ngày 11-18/1/2001

ĐDTB, ngày 2/2/2006

 Trích ĐDTB

NDVN, ngày 27/10/06



No comments:

Post a Comment

BACK TO TOP