Monday

TÀU CHIẾN THỨ HAI CỦA MỸ VÀO BIỂN ĐÔNG

my-6773-1454146069
Tàu chiến USS Curtis Wilbur (DDG 54)
Vừa qua, tiếp tục trong chương trình nhằm thách thức những hạn chế về quyền và tự do hàng hải của Mỹ cũng như các nước khác trên Biển Đông, Hải quân Mỹ đã đưa tàu chiến USS Curtis Wilbur (DDG 54) vào tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa. Đảo Tri Tôn là một đảo thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974.

Đây là lần thứ hai phía Mỹ cử một chiến hạm tối tân đi vào khu vực biển Đông; trước đó là chiến hạm USS Lassen. Trong hai lần kể trên, Mỹ đều lấy lý do thách thức những hạn chế về quyền và tự do hàng hải của Mỹ và các nước khác trên biển Đông. Điều đó là hoàn toàn phù hợp.
Điều bất thường ở đây đó là Trung Quốc ngay lập tức phản ứng trước những lần tàu chiến Mỹ vào biển Đông. Tờ Xinhua hôm 30/1 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân (Yang Yujun) cho rằng chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ “không chuyên nghiệp, thiếu trách nhiệm, ảnh hưởng đến sự an toàn của binh sĩ cả hai nước, có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, vi phạm luật pháp Trung Quốc, phá hoại hòa bình, an ninh và trật tự vùng biển, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực. Hoạt động của Mỹ “có thể gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm”, đồng thời đe dọa rằng “lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ thực hiện bất kỳ biện pháp nào cần thiết” để bảo vệ cái mà họ gọi là chủ quyền và an ninh”.
Phản ứng của Trung Quốc là điều bất bình thường ở một số điểm sau đây:
Thứ nhất, hai địa điểm trên biển Đông có tàu Mỹ đi qua đều thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam gần hai đảo Vành Khăn và Tri Tôn đều đã bị Trung Quốc chiếm đóng. Vậy, Việt Nam có chủ quyền chứ không phải Trung Quốc. Và việc họ phản ứng như vậy là không có cơ sở pháp lý và không có ý nghĩa.
Thứ hai, tàu Mỹ thực hiện việc đi qua không gây hại phù hợp với UNCLOS (công ước về luật biển 1982). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã xác nhận điều đó: “Việt Nam, cho hay Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải, được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là điều 17 của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế, đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.
Vậy tại sao Trung Quốc lại phản ứng. Có lẽ rằng, Trung Quốc đang lo sợ Mỹ làm ảnh hưởng tới âm mưu bành chướng tại biển Đông. Bằng việc đưa máy bay và tàu chiến tới đây thể hiện người Mỹ không nói xuông.
Dường như, việc Mỹ đưa hai tàu chiến đi vào biển Đông và phớt lờ những cảnh báo của Trung Quốc có lẽ, bên cạnh việc muốn kiềm chế sự bành chướng của Trung Quốc; ngăn chặn một âm mưu quân sự hóa biển Đông mà dường như điều này đã nói lên việc Mỹ thừa nhận chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam tại những địa điểm này.
Mới bước vào năm 2016, nhưng tình hình biển Đông đã thực sự nóng lên. Phía Trung Quốc đã thực hiện một số chuyến bay vi phạm ra đường băng nhân tạo trên đảo; còn phía Mỹ, cũng cứng rắn không kém với việc điều tàu chiến thứ hai vào biển Đông báo hiệu tình hình sẽ còn phức tạp trên biển Đông trong thời gian tới; Trung Quốc sẽ khó có thể mưu đồ quân sự hóa nơi này thành ao nhà.
Nguồn: Khánh Việt - vitoquocvietnam.wordpress.com

No comments:

Post a Comment

BACK TO TOP