Friday

Hà Sĩ Phu Đang Sắm Vai Một Ngư Ông Đắc Lợi

Nguồn: Mẹ Đốp - molang0205.blogspot.com
Nếu cho một cái tên tiêu biểu của giới "dân chủ" trong nước đến từ Lâm Đồng chắc sẽ không ai nổi tiếng hơn hai cái tên là Hà Sỹ Phu và Bùi Minh Quốc. Về cha đẻ của thi phẩm "Bài ca hạnh phúc" (Bùi Minh Quốc) thì chắc nhiều người đã từng nghe nói không ít những điều tiếng khó nghe liên quan thời kỳ ông này đang đương nhiệm trên cương vị là lãnh đạo của Hội nhà văn hai địa phương là Quảng Nam và tỉnh Lâm Đồng; trong khi đó Hà Sỹ Phu lại là cái tên ít nổi tiếng hơn. 
Theo Wilipedia: "Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, tên thật là Nguyễn Xuân Tụ, sinh ngày 22/4/1940 tại Thuận Thành, Bắc Ninh là một nhà khoa học tự nhiên và là nhà văn. Ông là người bất đồng chính kiến với chính phủ Việt Nam, là một trong bốn thành viên ban đầu của Nhóm “Thân hữu Đà Lạt”. Việc Hà Sỹ Phu cập bến đến mảnh đất Đà Lạt, Lâm Đồng cũng đơn thuần là sự đưa đẩy của nghề nghiệp: "Sau khi lấy tú tài vào năm 1958, ông làm giáo viên phổ thông rồi tiếp tục học đại học. Tốt nghiệp đại học ngành Sinh Học năm 1965 rồi làm giảng viên Đại Học Dược Khoa Hà Nội và nghiên cứu ở Viện Dược Liệu Hà Nội. Năm 1979 ông sang Tiệp khắc học, bảo vệ bằng phó tiến sĩ tại Praha, năm 1982 về ngành Sinh Học Tế Bào. Sau đó ông về nước giữ chức vụ Viện Phó Phân Viện Đà Lạt của Viện Khoa Học Việt Nam, về hưu năm 1993" (Theo Wilipedia).  
Nhưng có lẽ Đà Lạt sẽ chỉ được biết đến là bến đỗ cuối cùng của một công chức nghỉ hưu nếu như ông không dấn thân vào một lĩnh vực xa lạ với một trí thức ngành sinh học như ông. Duyên trời run rủi khi năm 1978 ông tham gia Hội Văn Nghệ Lâm Đồng Đà lạt và là cộng tác viên của tạp chí Langbian từ năm 1988 ông đã gặp một nghệ sỹ lớn của Văn học Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước - nhà thơ Bùi Minh Quốc. Tưởng rằng, tình bạn và niềm đam mê văn học sẽ dẫn dắt hai tâm hồn có nhiều sự đồng điệu gặp và cho ra những thi phẩm, tác phẩm văn học để đời song sự thể lại chứng kiến điều ngược lại. Không lâu sau khi lên Đà Lạt, Lâm Đồng theo lời mời chính thức của Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng khi ấy để phát triển nền văn học nghệ thuật còn non trẻ tại đây, Bùi Minh Quốc đã tạo cho mình một ngã rẽ hết sức bất ngờ và với tạp chí Langbian, Bùi Minh Quốc đã kéo theo không ít những người tham gia vào một cuộc "đảo chính" của giới văn học nghệ thuật lớn nhất từ trước đến nay tại Miền Nam; trong đó có Tiến sỹ Hà Sỹ Phu. Và với những mầm mống tư tưởng chủ đạo là Chủ nghĩa xét lại cùng những dư âm khó quên trong tâm tưởng của một nghệ sỹ bất mãn được ảnh hưởng từ Bùi Minh Quốc, với những tác phẩm "Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ" (1988), "Ðôi điều suy nghĩ của một công dân" (1993), "Chia tay ý thức hệ" (1995), Hà Sỹ Phu đã biến thành một con người với đầy đủ các hành vi trong tội "Phản bội Tổ quốc" theo điều 72 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Từ khi hết hạn quản chế (tháng 2 năm 2003) đến nay Hà Sỹ Phu tiếp tục tham gia nhiều vai trò như "ủy viên của Ban Cố Vấn Hội Ái hữu tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam" và mới đây nhất ông là thành viên sáng lập của "Hội nhà báo độc lập".
Một điều hết sức đặc biệt là kể từ năm 1987 (thời điểm ông gia nhập Hội Văn Nghệ Lâm Đồng Đà lạt) hành trình của ông luôn có Bùi Minh Quốc). Hiện nay, trước những xáo trộn lớn lao của "Hội nhà báo độc lập" mà trực tiếp là liên quan trang tin "Việt Nam thời báo" do Ngô Nhật Đăng trị sự, Hà Sỹ Phu đã chính thức lên tiếng dù có hơi muộn mằn. Gọi những tâm tư của mình trong bài viết "Hi vọng cuộc tranh luận trong Hội nhà báo độc lập Việt Nam là hữu ích" là một sự "thở phào" khi "cơn giông bão tạm qua để cùng ngồi lại với nhau bàn lại những chuyện căn bản" là cái cách Hà Sỹ Phu bắt đầu câu chuyện của chính mình. Ông viết: "Cuộc tranh cãi trong một hội có tên là “hội nhà báo độc lập” thì tất nhiên xoay quanh quan niệm làm báo và viết báo. Cái đích hướng tới thì quá lớn: phải dân chủ hóa đất nước để hồi sinh một dân tộc đã quá mệt mỏi, chán chường, nhân tâm ly tán, đang lao vào sống gấp hoặc sống cam chịu, để tìm lại sức chiến đấu cho một cuộc vừa chống nội xâm vừa chống ngoại xâm, đáp ứng nhu cầu xây dựng xã hội và bảo vệ đất nước trước họa ngoại xâm đã đến bên thềm! Nhiệm vụ đã khó tày trời lại phải tiến hành trong điều kiện chưa được tự do và hầu như tay trắng! Thật là một bài toán đố hóc búa, trong tình hình như vậy thì giữa những người tiên phong nếu không tranh cãi kịch liệt mới là chuyện lạ. Tôi mừng vì đã có tranh cãi, mà tranh cãi quyết liệt, và hy vọng sẽ được tiến triển theo chiều hữu ích". 
Hà Sỹ Phu đã bắt đầu sự mạn đàm, góp ý của mình bằng mạch tư duy thường thấy ở những người làm khoa học. Nghĩa là khi đứng trước một vấn đề thì bằng cách này, cách khác một nhà khoa học phải cho vấn đề đang sắp sửa được nói đến ấy một cái tên và cái tên ấy sẽ đóng vai trò là mạch nguồn chủ đạo để thi triển những ý tứ, văn phong. Không quá rườm rà, khó hiểu, Hà Sỹ Phu đã cho rằng, vấn đề mà "Hội nhà báo độc lập" đang gặp phải chỉ xoay quanh "quan niệm làm báo và viết báo". Hay nói cách khác, ông Hà Sỹ Phu nhận thức những tranh cãi, khẩu chiến giữa nhiều người xung quanh mối bất đồng giữa Phạm Chí Dũng và Ngô Nhật Đăng (hai trong số 5 thành viên chủ chốt của "Hội nhà báo độc lập từ thời điểm được thành lập từ 2 tháng trước) chỉ đơn thuần là những bất đồng về chuyên môn??? Nhưng nó có đơn thuần như Hà Sỹ Phu nói hay ông đang đóng vai của một kẻ tham vọng hòa giải, hòa hợp giữa hai con người vốn từ đầu đã không đội trời chung?
Thông báo số 5 của "Hội nhà báo độc lập" do Phạm Chí Dũng ký có ý nghĩa khai tử trang tin và FB "Việt Nam thời báo" do Ngô Nhật Đăng đứng ra phụ trách và điều hành bởi không có sự đồng thuận liên quan đến chuyện đặt tên cơ quan chủ quản giữa người đứng đầu Hội và ông Đăng. Hai con người với hai chính kiến khác nhau, ai trong họ cũng có ý thức bảo vệ chính kiến của mình bằng mọi giá và đương nhiên chuyện cãi vã, tranh luận như vừa qua sẽ tất yếu xảy ra. Tuy nhiên, nếu đó đơn thuần là vấn đề chuyên môn của 02 luồng chính kiến của hai cá nhân thì sao Ngô Nhật Đăng và Phạm Chí Dũng phải kéo theo những con người khác? Trong khi Ngô Nhật Đăng đã công khai khen ngợi Phạm Thành và Nguyễn Thành Đức để huy động họ vào một chiến dịch phản kích lại Phạm Chí Dũng. Dũng cũng không kém khi đã vận dụng hết công suất và quyền lực từ chức danh "Chủ tịch Hội" để tổ chức những cuộc họp thiếu vắng Ngô Nhật Đăng để ông Đăng không có điều kiện thể hiện chính kiến cá nhân trước đông đảo Hội viên của Hội. 
Đáng chú ý hơn, trong cuộc họp hôm 1/9 (cuộc họp không có sự tham dự của ngô Nhật Đăng) dù "Hội Nhà báo độc lập" có quyết định với hai nội dung cụ thể: "1- Công nhận tờ VNTB trên facebook do một nhóm Hội viên điều hành. 2-Sẽ đổi câu "Cơ quan ngôn luận của Hội NBĐLVN" thành " Diễn đàn báo chí" nhưng vẫn là của Hội". Với nhiều người thì đây là một sự thỏa hiệp của Phạm Chí Dũng và mặc dù "trên phương diện một người tranh đấu cho lẽ phải của mình thì ông Đăng đã là người thắng thế, yêu sách đặt ra trong các kiến nghị của ông đã được những người đứng đầu Hội đáp ứng một cách ôn hòa và có phần hơi dễ dàng (Không có mặt của ông). Tuy nhiên, hình ảnh và ý nghĩa của Thông báo số 5 do ông Phạm Chí Dũng ký kết vẫn không thay đổi. Quyết định nói trên có chăng là một sự thỏa hiệp được báo trước để ông Đăng không tiếp tục gây nên những rúng động như vừa qua. Thậm chí với nội dung công nhận "Việt Nam thời báo" là "một diễn đàn báo chí độc lập" không khác nào trang tin này đã bị khai tử ra khỏi "Hội nhà báo độc lập" và đương nhiên cương vị của một người quản trị của Đăng không còn ý nghĩa gì nữa. Đăng đã bị đá ra khỏi Hội để có thể làm ăn độc lập và những người kia đã không cần một kẻ "lắm miệng" như Đăng bởi hậu họa từ đó là hết sức khôn lường....". Như thế, thử hỏi đổ tất cả cho vấn đề chuyên môn trong những biến động vừa qua trong "Hội nhà báo độc lập" thử hỏi Hà Sỹ Phu đã quá khiên cưỡng hay không? Và nếu có một câu trả lời cho những băn khoăn của Hà Sỹ Phu khi ái ngại "Mong sao sự “thở phào” này không trở thành vô duyên" thì ông cũng nên thất vọng dần đi là vừa. 
Tiếp đó Hà Sỹ Phu có đưa ra 06 giải pháp mà ông cho nó sẽ dung hòa được những mâu thuẫn đang tồn tại giữa hai nhóm chính kiến trong Hội hiện nay. Ở nhóm giải pháp thứ nhất, ông đã kêu gọi những hội viên của hội và tất nhiên là cá Ngô Nhật Đăng, Phạm Thành và Nguyễn Thành Đức (những người từng bài xích Phạm Chí Dũng) chấp nhận giải pháp "1/ Vẫn có tính tổ chức của một hội nghề nghiệp nhưng tạm thời chỉ nên lỏng lẻo. Đừng “bắt” Hội trưởng Phạm Chí Dũng phải chịu trách nhiệm quá nặng nề, cái gì cũng đổ lên đầu Chủ tịch hội thì TS Dũng không chịu nổi đâu. Nói chữ nghĩa thì đó là sự phân quyền, đồng thời phân trách nhiệm". Trong giải pháp mang tính tổ chức này thì Hà Sỹ Phu kêu gọi "chấp nhận" những gì đang diễn ra trong Hội dưới sự điều hành của Phạm Chí Dũng chứ không phải "công nhận" và "thuần phục"; nghĩa là sự gượng gạo vẫn xuất hiện với tư cách là nét tâm lý chủ đạo trong các thành viên hại và nó không khác gì Hà Sỹ Phu đang kêu gọi một sự thương hại giành cho 'đương kim Chủ tịch Hội" trong những biến động vừa qua?
Ở nhóm giải pháp thứ hai, ông này viết: "2/ Là Hội nhà báo tất nhiên phải ra báo, nhưng ngoài ra còn những hoạt động khác. Cần có một tờ báo của hội (đang là Việt Nam thời báo), nhưng ông Phạm Chí Dũng không làm trưởng Ban biên tập, để có thì giờ lo công việc chung. Ban Biên tập cũng không nên quá thuần nhất". Tôi không hiểu, khi viết ra điều này, ông Hà Sỹ Phu có hiểu gì về hoạt động của một "Hội nghề nghiệp hay không) khi đưa ra ý tưởng "Là Hội nhà báo tất nhiên phải ra báo, nhưng ngoài ra còn những hoạt động khác", tôi không hiểu "những hoạt động khác mà ông nói ở đây là gì, phải chăng là tham gia vào hoạt động chính trị chăng? Và trong khi người ta đang cố sức tranh luận để tìm cho "Hội" một hướng đi thích hợp thì những lời lẽ của ông này không khác gì đang "phá bĩnh" bởi mới có hoạt động chuyên môn thôi mà "hội nhà báo độc lập" đã gặp biết bao nhiêu là chuyện, thêm một nhiệm vụ nữa không biết nó sẽ đi đâu, về đâu? Nói như thế để thấy rằng, ông Hà Sỹ Phu nói là "giải pháp mang tính dung hòa" nhưng tôi ngờ rằng, nó là hành động phá hoại thì đúng hơn.
Ở nhóm giải pháp thứ  ba, ông Hà Sỹ Phu tiếp tục viết: "3/ Ngoài tờ báo chính thức của Hội, các cá nhân hội viên hoặc các nhóm hội viên cùng ý tưởng có thể ra các Blog hay Facekook khác nhau (nghĩa là có thể nhiều chứ không phải chỉ một Facebook của ông Ngô Nhật Đăng hiện nay). Báo của nhóm nào thì nhóm ấy phải chịu trách nhiệm mọi mặt về tờ báo của mình. Ban Chấp hành Hội chỉ có trách nhiệm liên đới". Nếu như ở nhóm giải pháp thứ, Hà Sỹ Phu đã kêu gọi một sự vị tha đối với Phạm Chí Dũng thì ở nhóm giải pháp thứ  ba lại mang ý nghĩa kích động, phá hoại công lao của Ngô Nhật Đăng. Trong khi Ngô Nhật Đăng đang bày binh bố trận hẳn một chiến dịch để buộc Phạm Chí Dũng và những người đứng đầu Hội công nhận trang và FB "Việt Nam thời báo" thì Hà Sỹ Phu lại chủ trương hình thành nhiều hơn thế những hình thức "báo chí điện tử". Mọi chuyện đã có vẻ êm xuôi sau cuộc họp đột xuất ngày 1.9 vừa qua song không chừng có thể lại được tiếp diễn sau những ý tưởng có vẻ rất trong sáng này của Hà Sỹ Phu?????.
Tấm lòng của một người trước những rạn nứt và những mối bất đồng đang hình thành trong chính tổ chức của mình là điều chúng ta trân trọng ở Hà Sỹ Phu. Càng trân trọng hơn khi con người này đã mạnh dạn đưa ra những chính kiến rất riêng của mình vì tương lai của Hội nhưng thử hỏi nó là gì khi nó chứa đựng không ít sự mâu thuẫn kiểu "vừa đấm, vừa xoa". Từ khi "Hội nhà báo độc lập" thành lập đến nay, Hà Sỹ Phu chưa từng giữ một cương vị trong Hội ngoài danh phận của một "hội viên" không hơn, không kém. Với những gì thể hiện trong bài góp ý trên, tôi ngờ rằng, Hà Sỹ Phu đang mơ về chính danh vọng cho bản thân./.

No comments:

Post a Comment

BACK TO TOP