Monday

SUY NGHĨ VỀ BÀI VIẾT “NGƯỜI VIỆT Ở NƯỚC NGOÀI LÀ CÔNG DÂN HẠNG HAI”

Trên BBC Tiếng Việt vừa đăng tải một bài viết với tựa đề: “Người Việt ở nước ngoài là công dân hạng hai” khiến chúng ta không khỏi bức xúc. Cái cách thiết kế một buổi nói chuyện với những con người không tên như vậy để rồi phát biểu, nhận xét vô căn cứ những vấn đề có liên quan đến tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam từ lâu đã không còn là xa lạ từ trang BBC Tiếng Việt. Và lần này, BBC lại tiếp tục chơi cái bài ném đá giấu tay một lần nữa để làm xấu đi hình ảnh của con người và đất nước Việt Nam.
Nhân vật được mời lần này của BBC là một kẻ không tên tuổi Nguyễn Tuấn Hải đã dám khẳng định một cách vô thức rằng: “Người Việt Nam khi ở các nước phương Tây như Anh, Mỹ vẫn chỉ là ‘công dân hạng hai’”.
Rõ ràng, bản chất đây vẫn chỉ là một chiêu trò giả danh phỏng vấn trên một kịch bản có sẵn nhằm vấy bẩn hình ảnh người Việt Nam của BBC. Thực tế rằng, người Việt Nam hiện nay có mặt ở rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tham gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ giáo dục đào tạo đến công tác… và với nhiều ưu điểm của người Á Đông, người Việt Nam cũng dần khẳng định được hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Một quốc gia, có nhiều thành phần người khác nhau; cụm từ công dân hạng 1 và hạng 2 được các nước như Mỹ và phương Tây thường hay sử dụng. Theo tiêu chí của những quốc gia này, công dân trong một quốc gia sẽ được chia thành 2 nhóm, công dân hạng 1 là các công dân thuộc loại khá giả, không phải lo toan nhiều về “cơm áo gạo tiền” và loại 2 chính là những người còn lại, những người cùng khổ trong xã hội và họ chiếm số đông.
Nếu xét theo tiêu chí đó, người Việt Nam cũng giống như những người dân nước khác định cư hoặc học tập, làm việc bên nước ngoài cũng có những thành phần người khá giả và những người khó khăn. Thế nhưng, nếu nhận xét như BBC và người có tên là Nguyễn Tuấn Hải là một nhận xét phiếm diện, không chính xác.
Người Việt Nam ở nước ngoài có số lượng thành phần đa dạng như người lao động, học sinh, sinh viên, doanh nhân… vì vậy mức độ sống của họ cũng rất đa dạng. Gần đây, tỉ lệ người khá giả của Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng bởi phát huy được khả năng linh hoạt và nhanh nhẹn là tố chất vốn có.
Lời khẳng định trên của BBC chỉ mang tính phiếm diện, thậm chí đó là sự cố ý, một kịch bản được dàn dựng từ trước theo cái lối làm xấu hình ảnh Việt Nam. Chẳng có số liệu hay minh chứng cụ thể, vẫn chỉ là những lời nói vô căn cứ từ những nhân vật vô danh; cái cách mà BBC Tiêng Việt vẫn thường làm. Với tư cách là người đọc, các bạn hãy có cái nhìn thực sự khách quan và toàn diện.
Nguồn: Quang Thuận  - vitoquocvietnam.wordpress.com

No comments:

Post a Comment

BACK TO TOP