Tuesday

SỰ NGỤY BIỆN KHI ĐÒI XÓA BỎ ĐIỀU 258 BLHS P1

Điều 258, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 quy định “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” như sau: “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Điều luật này được chỉnh lý thành Điều 330 trong dự thảo BLHS sửa đổi trình Quốc hội thảo luận, dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII. Theo đó, Điều 330 giữ nguyên quy định tại khoản 1, chỉ sửa đổi khoản 2 thành: “Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội...”. Đây là điều luật mà các thế lực phản động và các đối tượng cơ hội lâu nay luôn tìm cách xuyên tạc, đòi gỡ bỏ khỏi BLHS sửa đổi với lý do “không phù hợp với xã hội dân sự, xã hội tiên tiến” và “các quy định điều luật chung chung, vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân”...

Jofi Joseph, 40 tuổi (góc trái ảnh) là cố vấn cho An Ninh Mỹ đã bình luận quá đà trên Twitter
Điều 258 quy định hành vi khách quan là lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Hậu quả của hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là những thiệt hại gây ra về vật chất, tính thần cho Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội có thể vì động cơ, mục đích khác nhau tùy thuộc vào hành vi lợi dụng quyền cụ thể và ý thức của người phạm tội xâm phạm đến lợi ích nào. Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật được quy định là tội phạm trong BLHS, chúng ta áp dụng luật tuân theo nguyên tắc hành vi, không có việc truy cứu hình sự về mặt tư tưởng mặc dù trong tư tưởng cũng đã hình thành ý định thực hiện những hành vi phạm tội.
Điều 258 BLHS được áp dụng trong thực tiễn bảo vệ, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Như vậy, Điều luật 258 BLHS là tương thích với các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người và việc quy định điều luật này là bảo vệ quyền con người nhằm tránh sự xâm phạm, đảm bảo các quyền tự do dân chủ của cá nhân được bảo vệ, trong đó khảch thể cao nhất là an ninh quốc gia.
BLHS đầu tiên năm 1985 tại Điều 124 “Tội xâm phạm các quyền hội họp, lập hội, tín ngưỡng của công dân” đã quy định: “Người nào lợi dụng các quyền tự do nói trên và các quyền tự do dân chủ khác để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội hoặc của công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm”. Đến BLHS 1999, được cụ thể hóa tại điều 258. Như vậy, ít nhất có 3 thập kỷ điều này được luật hóa và đời sống xã hội đã thừa nhận sự cần thiết của chế định này. Nó không phải là sản phẩm mới của thời đại internet hiện nay để quy dẫn cho tự do ngôn luận trên thế giới mạng. Nếu như trước đây, xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác bằng cách tán phát, bôi nhọ qua sách báo, ấn phẩm in hay phát tờ rơi thi ngày nay, bôi nhọ trên blog, mạng internet đều là hành vi phạm pháp và người vi phạm đều phải chịu hậu quả pháp lý tương ứng.
Điều 258 là một quy phạm pháp luật trong BLHS và cũng như các điều còn lại, mục đích góp phần quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, đảm bảo các hành vi xâm phạm đến quốc gia, dân tộc, tổ chức cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Từ những phân tích cơ bản về trên đây cho thấy điều luật quy định rất chặt chẽ, thể hiện được tính chất bản lề, chuẩn mực pháp lý và đã áp dụng thống nhất trong thực tiễn thi hành pháp luật hình sự.
Liên quan về Điều 258 BLHS, soi chiếu luật pháp các nước tiên tiến xem họ quy định ra làm sao. Mới đây, một quan chức Nhà Trắng ở Mỹ bị sa thải vì đã lăng mạ chính phủ trên trang Tweeter. Trang Daily Beast đưa tin, Jofi Joseph, 40 tuổi và làm việc tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, đã bị sa thải khi bị xác định là người đã gửi những tin nhắn mang nội dung láng mạ chính phủ dưới cái tên mạo danh “@NatSecWonk”. 
Nước Mỹ, nơi mà nhiều người viện dẫn để minh chứng cho cái gọi là tự do báo chí, tự do ngôn luận, thì họ cũng phân định rõ ràng giữa tự do và luật pháp. Chạm vào ranh giới không cho phép, ấy là phạm pháp. Chính quyền Mỹ sẵn sàng trừng phạt nếu báo chí hay cá nhân đưa các thông tin lên mạng internet vi phạm các lĩnh vực bị cấm, trong đó quy định nghiêm ngặt với đăng bài viết có phương hại đến nền an ninh quốc gia. Ví dụ như vụ án Near V State of Minnesota ex rel. Olson (1931) hay vụ án United States V OBrien (1968). Kế đó, xử nặng báo chí, mạng internet đăng bài viết gián tiếp xúi giục bạo động gây bất ổn xã hội như vụ án Brandenburg Ohio (1969), vụ án Virginia Black (2003)...

Nguồn: Hoàng Trường - gocnhinthoidai.blogspot.com

No comments:

Post a Comment

BACK TO TOP