Monday

THƯ GỬI: EM NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN

Nguyên Bửu Châu.
Phương Uyên mến, gửi em mấy dòng tâm sự với em như một người em gái. Mong em sớm tỉnh ngộ, để nhìn nhận cuộc đời và chọn hướng đi đúng đắn cho tương lại.

Phương Uyên à, mình hơn em 2 tổi, nhưng tâm tư khi thấy em vẫn mê muội, chưa nhận ra những gì mình đáng làm là không đúng, có thể phí mất tuổi xuân và cuộc đời mình.
Thôi xin đi thẳng nhé. Uyên sinh năm 1992, từng bị kết án 6 năm tù giam vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự. Hành vi của em gồm: dán truyền đơn và treo cờ vàng ba sọc đỏ cổ xúy cho chế độ bán nước, rồi chụp hình, chuyển cho đối tượng Nguyễn Thiện Thành đang ở nước ngoài dùng vào việc tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam... Đổi lại Uyên sẽ nhận được một số tiền để mua đồ dùng cá nhân, máy vi tính. Hành vi của em đã gây nguy hại cho an ninh quốc gia và lợi ích của đất nước. Song nhận thấy, em có tuổi đời còn trẻ, bị bọn bên ngoài lợi dụng, dùng tiền mua chuộc. Với bản chất nhân đạo của Nhà nước nên đã tạo điều kiện cho em hòa nhập cộng đồng, trở thành con người hữu ích cho gia đình và xã hội. Ngày 16/8/2013, Tòa phúc thẩm Long An đã ra phán quyết, tuyên phạt Uyên từ 6 năm tù giam sang thành 03 năm tù treo và phóng thích tại tòa và để em về địa phương sinh sống cùng gia đình, có điều kiện học tập, sửa chữa lỗi lầm và trở thành người hữu ích cho xã hội.
Nhưng em đã không biết quý giá những gì mình đang có, không chịu học tập mà tiếp tục có những hành vi xuyên tạc tình hình đất nước, tự tạo scandan để hoàng đánh bóng bản thân, emmong muốn có sự thương hại là “kẻ chống chính quyền” của bọn Phản động lưu vong để họ gửi tiền bố thí cho xài, sống bằng kiểu “ăn mày chính trị”.
Một sai lầm nữa, đáng lẽ em phải tránh xa những cái cạm bẫy, những thứ “xa xỉ” đẩy người khác vào hoạt động chống đối chính quyền, thành tay sai cho bọn phản động, bọn cờ vàng, bọn Việt Tân... thì em lại xem đó như một đặc sản. Không chỉ em chỉ vì mấy đồng ĐÔLA chúng bố thí em đánh mất tương lai, có nhiều người còn cho rằng cả gia đình em đang mê muội lao đầu vào những chuyện hại đất nước để nhận sự hào quang giả tạo. Đáng lẽ em phải tránh xa cái gọi là Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm nhưng ngày 17/3/2015, Uyên và mẹ Nguyễn Thị Nhung tự hào tham dự Đại Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, một tổ chức hoạt động chống phá chính quyền do Nguyễn Đan Quế, Phạm Bá Hải cầm đầu, tổ chức trong Dòng chúa cứu thế 38 Kỳ Đồng, Tp Hồ Chí Minh. Tại đây Uyên, mẹ em (cô Nhung) cùng Hội Tù Nhân lương Tâm đã chúc tụng nhau ngày một thành công trong dẫn thân đấu tranh dân chủ, nhân quyền và bằng mọi giá phải lật đổ, thay đổi thể chế chính trị Việt Nam và em hy sinh mình để loại bỏ vai trò của Đảng CSVN, em cho rằng không thể tin bất kỳ tên Đảng CSVN nào vì họ toàn là những kẻ hèn nhát, bán nước, tham nhũng, nói một đàng, làm một nẻo.
Đồng thời, bản thân Uyên phát biểu sai lầm rằng: “Việt Nam không có công bằng, luật pháp nghiêm khắc đang chỉ được áp dụng cho tất cả người dân “trừ ra những người giàu có và những thành phần quan chức cộng sản cùng con cái của họ”. Đảng CS chỉ “xử lý nội bộ trong đảng cộng sản”, giống như một đặc quyền dành riêng cho các viên chức cộng sản tham lam, luôn tìm cách bòn rút tư lợi cá nhân? Hiến Pháp trong chẳng qua chỉ là một tờ giấy, những rào cản mà nó tạo ra không đủ sức bảo vệ cho bình đẳng, tự do hay những thứ tương tự. Nó có thể bị xé nát, bị viết lại”.
Tuổi đời phải biết cố gắng, trước hết là phải có kiến thức và tự thân vận động, biết tránh xa những cái sai trái, không nên dựa dẫm vào người khác để trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội và tương lai của em. Quay đầu là bờ, em đang chuẩn bị bước xuống vực sâu mà em không biết, em đang lâng lâng bởi những lời khen “nữ tù nhân lương tâm trẻ, đẹp nhất”... Nhưng những gì em đang làm nếu em không chấm dứt ngay, em không chịu hối cải, sửa chữa, tu thân thì xem như đây là “dấu chấm hết” cho cuộc đời của em.
Vài dòng gửi em Phương Uyên. Chúc em sớm toại nguyện.
Chị Nguyên Bửu Châu.
........................
Một số thí dụ để Phương Uyên thấy rõ ngoài sự khoan dung, khoan hồng, nhân đạo của nhà nước đối với em, thì pháp luật luôn nghiêm minh và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không có sự thiên vị cho đảng viên cộng sản.
Trong vụ án 5 Cam. Ông Bùi Quốc Huy, nguyên thứ trưởng BCA, Ủy viên BCH Trung ương đảng CSVN, Anh hùng LLVT khi dính đến vụ án Năm Cam cũng bị cách chức, bị tước quân tịch, quân hàm. Bị kết án 4 năm tù giam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại cơ quan nhà nước trong thời hạn 3 năm sau khi mãn hạn tù.... ông Phạm Sỹ Chiến, nguyên viện phó VKSND Tối cao, bị phạt 06 năm tù về tội nhận hối lộ. Ông Trần Mai Hạnh, nguyên tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, kiêm tổng biên tập báo Nhà báo bị án 10 năm tù tội nhận hối lộ theo điều 279 BLHS.
Trong vụ án Vinalines (tội Tham ô tài sản, 18 năm tù về tội Cố ý làm trái) các đối tượng bị kết án : Bị cáo Dương Chí Dũng (56 tuổi, quê Hải Dương), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải): tử hình; Bị cáo Mai Văn Phúc (56 tuổi, quê Hải Phòng), Nguyên Tổng Giám đốc Vinalines, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT): tử hình
Các Bị cáo còn lại như Trần Hải Sơn, Bị cáo Trần Hữu Chiều, Bị cáo Bùi Thị Bích Loan, Bị cáo Mai Văn Khang, Bị cáo Lê Văn Dương, Bị cáo Huỳnh Hữu Đức , Bị cáo Lê Ngọc Triện, Bị cáo Lê Văn Lừng ... bị kết án từ 8 đến 22 năm tù giam. Về trách nhiệm dân sự, buộc các bị cáo phải bồi thường cho Nhà nước gần 367 tỷ đồng. Kê biên 3 ngôi nhà của bị cáo Dương Chí Dũng tại Hà Nội; kê biên 1 ngôi nhà tại Quảng Ninh của bị cáo Mai Văn Phúc.
Vụ án Đất Cảng Hải Phòng: Dương Tự Trọng, nguyên Phó Giám đốc Công an Hải Phòng phải nhận án 16 năm tù giam về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” (cho Phạm Chí Dũng bỏ trốn) và 15 tháng tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ”. Các bị cáo đồng phạm bị truy tố về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài gồm Vũ Tiến Sơn 13 năm tù, Hoàng Văn Thắng 5 năm tù, Đồng Xuân Phong 7 năm tù, Trần Văn Dũng 8 năm tù, Nguyễn Trọng ánh 6 năm tù, Phạm Minh Tuấn 5 năm tù.... v.v và v.v
Nguồn: facebook Phan Hoangthang

No comments:

Post a Comment

BACK TO TOP