"Ngày
nào tôi cũng hối hận về những việc đã xảy ra",
một trung úy từng chỉ huy binh sĩ thảm sát người dân
tại Mỹ Lai, Việt Nam năm 1968 nghẹn ngào nói.
Ngày
16/3/1968, theo lệnh cấp trên, tốp lính Mỹ xả súng tại
thôn Mỹ Lai, tỉnh Quảng Ngãi, khiến hơn 500 người thiệt
mạng. Trung úy William Calley (khi đó 25 tuổi), chỉ huy
"binh đoàn Charlie" thuộc lữ đoàn bộ binh thứ
11, phát động vụ thảm sát. Phần lớn nạn nhân là cụ
già, phụ nữ và trẻ em.
Giữa
tháng 11/1970, tòa án quân sự Mỹ xét xử những quân nhân
liên quan trực tiếp đến vụ sát hại tại Mỹ Lai. Trung
úy William Calley đối mặt với nhiều tội nhất. Đài
phát thanh công cộng Mỹ (PBS)
công bố những tội ác của Calley như ra lệnh cho binh sĩ
bắn mọi mục tiêu, dồn người dân vào một con kênh để
xả súng.
Năm 1971, tòa án quân sự kết án Calley vì sát hại hơn 20 người. Dù các công tố viên cáo buộc 30 người, Calley là quân nhân duy nhất bị tuyên có tội và phải nhận hình phạt. Trong phiên tòa vào năm 1971, Calley không phủ nhận rằng ông đã tham gia chiến dịch ngày 16/3/1968, nhưng nhấn mạnh ông phải tuân lệnh cấp trên, đại úy Ernest Medina.
Năm 1971, tòa án quân sự kết án Calley vì sát hại hơn 20 người. Dù các công tố viên cáo buộc 30 người, Calley là quân nhân duy nhất bị tuyên có tội và phải nhận hình phạt. Trong phiên tòa vào năm 1971, Calley không phủ nhận rằng ông đã tham gia chiến dịch ngày 16/3/1968, nhưng nhấn mạnh ông phải tuân lệnh cấp trên, đại úy Ernest Medina.
Trước
câu hỏi của thẩm phán rằng tại sao Calley phục tùng
một mệnh lệnh trái với luật pháp, ông nói: "Vì
sao tôi không kháng lệnh? Khi đó tôi chỉ là một trung úy
đang nhận lệnh từ người chỉ huy nên phải tuân theo.
Nhưng có lẽ tôi đã phục tùng một cách ngu ngốc".
Bản
án dành cho Calley là tù chung thân. Tuy nhiên, Tổng thống
Richard Nixon quyết định giảm án và yêu cầu hình thức
giam lỏng tại gia đối với Calley. Sau 3 năm, Calley trở
thành người tự do. Ông ở lại thành phố Columbus, bang
Georgia và tiếp quản cửa hàng bán nữ trang do bố vợ để
lại. Cựu quân nhân từ chối mọi đề nghị phỏng vấn
của báo chí về tội ác ở Mỹ Lai trong thời gian dài.
Tuy
nhiên, sau hơn 40 năm, Calley lần đầu tiên bày tỏ sự ăn
năn về tội ác năm xưa tại một buổi họp mặt ở câu
lạc bộ tình nguyện địa phương vào tháng 8/2009.
"Ngày nào tôi cũng day dứt về những chuyện đã xảy ra. Tôi hối hận trước những người dân Việt Nam bị giết và gia đình họ. Tôi thành thật xin lỗi", ông Calley nói.
"Ngày nào tôi cũng day dứt về những chuyện đã xảy ra. Tôi hối hận trước những người dân Việt Nam bị giết và gia đình họ. Tôi thành thật xin lỗi", ông Calley nói.
William
George Eckhardt, Tổng công tố viên trong vụ án ở Mỹ Lai,
ngạc nhiên về hành động của Calley.
"Xin
lỗi vì đã giết quá nhiều người chẳng phải là hành
động dễ dàng. Nhưng ít ra, bây giờ ông ấy đã công
khai thừa nhận trách nhiệm", Eckhardt nói.
Một người có mặt tại buổi gặp gỡ hôm đó cho hay: "Những người tham dự đều cảm nhận rõ rằng Calley rất ăn năn. Ông ấy nói nhỏ, khó nghe, và nghẹn ngào khi trả lời các câu hỏi". Pham Thanh Cong, một người sống sót sau vụ thảm sát, tỏ ra độ lượng. "Đó là bi kịch của quá khứ. Chúng tôi chấp nhận lời xin lỗi của Calley dù nó đến quá trễ. Tôi muốn ông ấy trở lại đây. Có thể lúc này Calley đang rất ăn năn về những lỗi lầm đã gây ra hơn 40 năm trước", ông Cong nói với AFP.
Một người có mặt tại buổi gặp gỡ hôm đó cho hay: "Những người tham dự đều cảm nhận rõ rằng Calley rất ăn năn. Ông ấy nói nhỏ, khó nghe, và nghẹn ngào khi trả lời các câu hỏi". Pham Thanh Cong, một người sống sót sau vụ thảm sát, tỏ ra độ lượng. "Đó là bi kịch của quá khứ. Chúng tôi chấp nhận lời xin lỗi của Calley dù nó đến quá trễ. Tôi muốn ông ấy trở lại đây. Có thể lúc này Calley đang rất ăn năn về những lỗi lầm đã gây ra hơn 40 năm trước", ông Cong nói với AFP.
Cong
chứng kiến cảnh mẹ và các anh em lần lượt ngã gục
dưới súng của lính Mỹ trong vụ sát hại hàng loạt năm
1968.
Minh
Anh - Zing.vn
Quân xâm lược đã gây ra tội ác dã man, trời không dung, đất không tha !
ReplyDelete