Tư
Giang (TBKTSG
Online)
Đề xuất thu xe khi lái xe say rượu, hay đi vào đường cao tốc... tiếp tục gây chia rẽ tại một buổi tọa đàm tổ chức tại Hà Nội ngày hôm nay 11-3.
Đề xuất thu xe khi lái xe say rượu, hay đi vào đường cao tốc... tiếp tục gây chia rẽ tại một buổi tọa đàm tổ chức tại Hà Nội ngày hôm nay 11-3.
“Tôi đề nghị anh dừng ngay lại”, luật sư Trần Vũ Hải đứng bật dậy, nhoài người qua bàn chủ tọa để ngăn cản một luật sư phát biểu. Cũng như ông Hải, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng gần như quát lên: “Anh không được làm thế!”; ông Hùng cũng nhoài hết cỡ trên bàn chủ tọa để ngăn cản.
Trước
đó, vị luật sư, sau khi trích dẫn rằng, Đảng và Chính
phủ cũng đang xem xét Luật trưng cầu dân ý, đề nghị
những người có mặt tại tọa đàm giơ tay biểu quyết
xem ai ủng hộ, và không ủng hộ đề xuất tịch thu
phương tiện giao thông của người say rượu, hay xe máy
đi vào đường cao tốc mà Ủy ban An toàn Giao thông Quốc
gia đề xuất và hiện đang gây nhiều tranh cãi.
Cả
hai lần vị luật sư đề nghị biểu quyết thì cả hai
lần ông bị hai vị đồng chủ tọa của buổi tọa đàm
do Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng (MEC) và
Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải tổ chức sáng 11-3 tại
Hà Nội cản trở quyết liệt, dù có nhiều tràng pháo
tay của người tham dự ủng hộ ông.
Nhiều
tiếng lao xao nổi lên; thậm chí có tiếng hô vang lên “Đề
nghị anh Trần Vũ Hải không nên sợ hãi đến vậy” để
phản đối hành động ngăn cản của ông Hải với vị
luật sư.
Tuy
nhiên, sau những phản ứng gay gắt của hai đồng chủ
tọa cuộc tọa đàm mang tên “Tịch thu phương tiện:
Pháp lý và thực tiễn”, vị luật sư đã không thể
thực hiện được ý định của mình.
Diễn
biến này xảy ra gần cuối của cuộc tọa đàm, và nó
cho thấy đề xuất trên của Ủy ban đã gây ra sự chia
rẽ như thế nào trong xã hội.
Trước
đó, ông Hùng đã “rào trước” trong lời phát biểu
khai mạc: “Trước khi nói bất kỳ điều gì, tôi
xin thông báo: Thứ nhất, về kiến nghị của Ủy ban
An toàn Giao thông quốc gia, Phó thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đã có chỉ đạo giao cho Bộ Giao thông Vận
tải, Bộ Công An, Bộ Tư Pháp, và các cơ quan, bộ
ngành khác tiếp nhận, xử lý và báo cáo Chính
phủ trước ngày 31-3-2015. Như vậy, chúng tôi khẳng
định: kiến nghị của Ủy ban An toàn Giao thông quốc
gia đã có cơ quan tiếp nhận và xử lý là bộ
Giao thông vận tải”.
Ông
giải thích về đề xuất tịch thu xe vi phạm – đề
xuất nặng nhất và gây nhiều tranh cãi nhất: “Tại sao
phạt nặng thế? Đề xuất chế tài để hướng
tới mục tiêu bảo vệ tính mạng, đời sống, tài
sản, cơ hội được chăm sóc gia đình mình... cho
người tham gia giao thông”.
Trước
một câu hỏi về cá nhân của phóng viên: “Khi say rượu
ông có lái xe không”, vị phó chủ tịch Ủy ban – sau
khi làm những động tác tỏ vẻ bất bình – khẳng định:
“Không”. Ông nói, lần say rượu gần đây nhất, ông
đã gọi điện thoại cho vợ, dù vợ đang mang thai 7
tháng, đến đón, như để chứng minh cho thông điệp “Đã
uống rượu bia thì không lái xe” mà ông đề
nghị các nhà báo lưu tâm trong tọa đàm.
Quan
điểm của ông Hùng, tất nhiên là được ông Trần Vũ
Hải đồng tình. Sau khi trích dẫn hàng loạt các văn bản
pháp luật, ông Hải nói: “Cá nhân tôi cho rằng, về
cơ bản đề xuất của Ủy ban An toàn giao thông Quốc
gia không trái Hiến pháp, Luật dân sự, phù hợp
luật xử lý vi phạm hành chính”.
Ông
ví von: “Uống rượu mà lái xe thì phải coi như cầm cả
súng liên thanh, hay lựu đạn đã mở chốt… Rất nguy
hiểm”.
Đại
biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương tỏ vẻ ủng hộ: “Cá
nhân tôi trân trọng đề xuất của Ủy ban. Tôi cho đề
xuất là có cơ sở. Với tư cách đại biểu Quốc hôi,
tôi thấy không có lý do gì không đưa các đề xuất đó
vào thực tiễn để giúp điều chỉnh hành vi vi phạm
pháp luật”.
Ông
Cương khẳng định, uống rượu bia khi điều khiển
phương tiện khi ra đường là có thể giết người.
Tuy
nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản đối đề xuất tịch
thu phương tiện.
Ông
Phan Hữu Thư - nguyên Giám đốc Học viện Tư pháp
nói, ông đề nghị không tịch thu phương tiện ngay lập
tức, mà chỉ tịch thu sau khi người lái đã vi phạm luật
giao thông nhiều lần trước đó.
Ông
Thư băn khoăn, liệu đề xuất này có đi ngược lại
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
xóa đói giảm nghèo khi, chẳng hạn, một gia đình
nghèo chỉ có 1 chiếc xe trị giá 5 triệu đồng để
mưu sinh nhưng lại bị tịch thu.
“Có
nhiều điểm Ủy ban chưa tính toán hết được, nếu
vội thì hỏng việc”, ông Thư nói.
TS.
Đồng Xuân Thành, nguyên giảng viên Đại học Công
nghiệp TPHCM đồng tình: “Chưa thể thực hiện việc
bắt giữ xe vì phải tính đến tính khả thi trong
thực tế như thế nào? Nó sẽ rất phức tạp,
người ta có thể lợi dụng để bắt xe, tùy tiện
giam giữ xe…? Chưa có phán quyết của tòa thì chưa
thể kết luận có tội”.
Theo
Trung tâm MEC, kết quả khảo sát trên mạng OtoFun cho thấy
có 1.407/1.718 ý kiến không đồng ý giải pháp này; Diễn
đàn nhà báo trẻ trên mạng Facebook có 75,7% ý kiến không
ủng hộ; khảo sát của nhiều tờ báo cho thấy, đa số
ý kiến đều chỉ ủng hộ giải pháp tăng mức xử phạt
(bằng tiền) và không ủng hộ việc tịch thu phương
tiện.
Tuy
nhiên, điểm quan trọng nhất là hình thức pháp lý của
đề xuất thu xe lại không được làm rõ tại buổi tọa
đàm, là nó sẽ là Nghị định, Thông tư, hay Quyết định.
Trong
văn bản kiến nghị về đề xuất này lên Chính phủ vào
tháng 2 vừa qua, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban An
toàn Giao thông Quốc gia Đinh La Thăng chỉ kiến nghị
Chính phủ giao cho Bộ Giao thông, và Bộ Công an “có văn
bản” để hướng dẫn việc thực hiện vào ngày 15-3,
tức là khoảng thời gian rất gấp.
Trao
đổi với Thời
báo Kinh tế Sài Gòn Online,
đại biểu Cương cũng tỏ vẻ bối rối về hình thức
của văn bản pháp lý có ảnh hưởng đến nhiều người
dân này.
“Tôi
cũng không rõ, nhưng tôi sẽ kiến nghị với anh Thăng
(Đinh La Thăng) ra Nghị định”, ông nói.
Thế
nhưng, Nghị định thì phài do Chính phủ ban hành. Nếu
muốn pháp chế hóa đề xuất dưới hình thức Nghị
định, văn bản này sẽ phải tuân thủ một số quy trình
như lập ban soạn thảo, lấy ý kiến nhân dân, trình Bộ
Tư pháp,… trước khi trình Chính phủ xem xét thông qua –
quy trình gần như thiếu vắng trong quá trình của soạn
thảo đề xuất của Ủy ban.
No comments:
Post a Comment