Mười
năm qua, tính trung bình hằng năm có khoảng 180.000 lượt
Việt kiều về thăm quê hương, trong đó khoảng một nửa
là những người về lần đầu. Số người về thăm VN
tuy tăng từng năm nhưng còn ít so với số lượng hơn 2,7
triệu người Việt đang sống xa xứ và với tỉ lệ này,
phải mất 15-20 năm nữa mọi kiều bào mới có dịp trở
về VN ít nhất một lần.
Nghị
quyết 36 của Bộ Chính trị và chương trình hành động
của Chính phủ về công tác đối với người VN ở nước
ngoài là thông điệp cụ thể đáp ứng nguyện vọng
chính đáng này của bà con. Nghị quyết xác định cơ sở
của sự đoàn kết, hòa hợp là ý thức dân tộc và lòng
yêu nước của mọi người VN. Câu hỏi đặt ra là nghị
quyết sẽ đi vào thực tế như thế nào?
Phó
thủ tướng Vũ Khoan tại hội nghị quán triệt nghị
quyết vừa diễn ra ở Hà Nội kể: một lãnh đạo ngành
văn hóa cho biết nhạc sĩ P.D., người vốn đóng góp
nhiều cho nền tân nhạc VN, nay tuổi đã cao muốn cùng
các con về nước biểu diễn nhưng ngành văn hóa “đang
do dự” vì “còn nhiều ý kiến”.
Phó
thủ tướng chỉ thị: “Tại sao lại do dự? Việc nào
cũng nhiều ý kiến nhưng ý kiến nào đúng với tinh thần
nghị quyết 36 thì nghe, ý kiến nào trái thì thôi”.
Một
câu chuyện khác: trong chuyến về thăm VN, ông Nguyễn Cao
Kỳ được phóng viên Reuters ngăn lại trên đường đi lễ
hội chùa Hương để hỏi về “tình hình tự do tôn giáo
ở VN”. “Tôi đi đâu cũng thấy nhà thờ đang tu sửa,
hàng trăm người tới nhà thờ hành lễ, chùa chiền được
xây dựng thêm. Đó là những sự thật rõ ràng về tự
do tôn giáo tại VN, không cần tới bình luận của tôi
nữa” - ông Kỳ trả lời.
Nhưng
cũng còn một bộ phận người Việt đang đi ngược lại
xu hướng hòa giải, hòa hợp dân tộc vốn đã thành chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đó là những người
cố tình khơi gợi quá khứ, vận động cho các chính
khách Mỹ ra những nghị quyết mang nặng tính hận thù
như không công nhận lá cờ đỏ sao vàng của VN, ban hành
cái gọi là “những vùng không hoan nghênh cộng sản”,
“dự luật nhân quyền VN”. Rõ ràng đây là những tư
tưởng hẹp hòi, bảo thủ, những nỗ lực tuyệt vọng
đi ngược lại mong muốn của chính cộng đồng người
Việt ở nước ngoài.
Trở
lại con số 15-20 năm trung bình để một người Việt về
thăm quê lần đầu. Đó là một con số hoàn toàn có thể
rút ngắn. Nếu như số người Việt về thăm quê, du lịch
nhiều hơn thì chắc chắn số kiều hối chuyển về không
chỉ dừng lại ở con số xấp xỉ 3 tỉ USD/năm và số
tiền đầu tư về nước của bà con cũng không dừng ở
con số 540 triệu USD và 2.000 tỉ đồng mà có thể gấp
đôi, gấp ba. Ngoài ra, theo Phó thủ tướng Vũ Khoan, bà
con Việt kiều chính là kênh phân phối quan trọng cho hàng
hóa VN.
Quyết
sách đã có, giờ đây cần những hành động hiệu quả
của mỗi ngành, mỗi cấp để có thể đưa tinh thần
nghị quyết 36 tới được mọi nhà của những gia đình
người Việt ở nước ngoài.
Cẩm
Hà (Theo-Tuổi
Trẻ)
No comments:
Post a Comment