Tuesday

Gạc Ma - Sự thật không thể chối bỏ

Hải Trần  
Trong những ngày qua, nhiều trang mạng đã đưa thông tin, hình ảnh về hoạt động tưởng niệm trận hải chiến trên đảo Gạc Ma 14/3/1988. Đáng chú ý là việc blogger Nguyễn Lân Thắng Trả lời phỏng vấn đài BBC về tình hình lễ tưởng niệm khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội và ngang nhiên xuyên tạc lịch sử, ông Thắng cho rằng chúng ta mất đảo Gạc Ma do mệnh lệnh cấm nổ súng của cấp trên.


Rõ ràng Chủ trương “không nổ súng trước” đã bị lập lờ đổi thành “không được nổ súng”. Đây là luận điệu xuyên tạc nhằm gây mất đoàn kết vì mục đích chính trị của cá nhân blogger này và rất nhiều thành phần chống phá Việt Nam trong suốt thời gian qua.
Tuy nhiên, sự thật lịch sử không dễ dàng bị bẻ cong, xuyên tạc vì mục đích chống đối, phá hoại của một số cá nhân. Chính những những con người trong cuộc là nhân chứng sống, là minh chứng rõ ràng nhất đập tan mọi luận điệu xuyên tạc.
Anh Lê Hữu Thảo, nhân chứng sống của sự kiện Gạc Ma, khẳng định: “Tôi chưa từng nghe ai lệnh cho tôi là không được nổ súng, và tôi không hề phát biểu về có lệnh hay không có lệnh nổ súng... Lúc đó cả quân số, cả hỏa lực quân Trung Quốc đều gấp trăm lần chúng tôi. Lúc đầu hai bên giao tranh bằng lê và cuốc, xẻng nhưng khi quân Trung Quốc nổ súng, chúng tôi cũng đã nổ súng chống trả. Trên tàu các chiến sĩ trong tư thế chiến đấu cũng đã nổ súng. Mặc cho quân Trung Quốc đông, hỏa lực mạnh, tàu lớn gấp nhiều lần nhưng các chiến sĩ trên tàu vẫn đã kiên cường bắn chống trả. Trước đó làm gì có lệnh nào cấm chúng tôi không được nổ súng. Ai đụng đến tính mạng đồng đội mình mà lại không phải chống trả hả anh...”
Anh Thảo còn cho biết, “xin thưa với quý bạn bè và các đọc giả quan tâm, nếu các bạn tin ở tôi thì tôi nói thêm rằng: Nếu ta nổ súng trước sớm hơn 30 giây thì địch bị tiêu diệt và bị thương thêm vài ba chục tên, còn ta sẽ hy sinh từ con số 64 trở lên”.
Sự thật lịch sử được chứng minh bằng chính những con người lịch sử, những kẻ yêu nước giả tạo hãy một phút trở về làm con người chân chính bằng sự im lặng của mình để tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì dân tộc.

No comments:

Post a Comment

BACK TO TOP