Sunday

"TRĂM NGHE KHÔNG BẰNG MỘT THẤY" - HAI NHIỆM KỲ THỦ TƯỚNG


Phúc Khang
Thực tế cho thấy, trong suốt hai nhiệm kỳ lãnh đạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa đất nước ngày càng phát triển và đạt được nhiều dấu mốc quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng và nhân quyền. Đặc biệt là vấn đề nhân quyền được quốc tế đánh giá cao.
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng

Cho đến nay, nền kinh tế nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên; kinh tế vĩ mô dần ổn định, lạm phát được kiểm soát, đang bước vào quỹ đạo tăng ổn định. Tăng trưởng nhanh hơn, lạm phát ở mức thấp và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (nền kinh tế thị trường định hướng XHCN). Chính trị - xã hội ổn định, đó là nền dân chủ XHCN, với nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quốc phòng, an ninh được tăng cường; đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia, trong đó có quan hệ tốt với 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Điều đó có nghĩa chế độ xã hội ta đã được xác lập, đứng vững trong lòng dân tộc và được cộng đồng quốc tế tin cậy, đánh giá cao. Đường lối đối ngoại và quốc phòng của Việt Nam dựa trên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, với chiến lược “đa phương hóa, đa dạng hóa” quan hệ quốc tế, không phân biệt sự khác biệt về ý thức hệ, vì lợi ích của các bên. Việt Nam không chỉ “mở cửa” mà đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức Liên hợp quốc, trong đó có Hội đồng nhân quyền (nhiệm kỳ 2014-2016).

 Những thành tựu Thủ tướng mang lại cho sự phát triển đất nước không những được nhân dân trong nước ghi nhận mà còn được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Người đứng đầu Chính phủ nước ta đã được vinh danh tại Giải thưởng Lãnh đạo thế giới vì hòa bình, an ninh và phát triển tại diễn đàn Toàn cầu Boston và nhận được lời khen ngợi từ Thống đốc Michael Dukakis: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhà lãnh đạo mẫu mực một quốc gia nằm trong khu vực nhiều khó khăn, thách thức. Ông thúc đẩy các quốc gia thành viên ASEAN để thắt chặt quan hệ kinh tế và văn hóa. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tiếng nói mạnh mẽ trong việc tuân thủ luật pháp cũng như tôn trọng lẫn nhau trong nỗ lực giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Ông là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất vấn đề an ninh và cởi mở không gian mạng ở châu Á. Ở Việt Nam, ông dẫn dắt quá trình phục hồi kinh tế, đưa đất nước vào con đường tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký kết các Hiệp định thương mại lớn với những nước ở châu Á, châu Âu, Bắc và Nam Mỹ”. Hay sự kiện nhà cầm quyền Trung Quốc tự lột cái mặt nạ “4 tốt” và “16 chữ vàng” trên Biển Đông bằng hành động kéo cái giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) vào vùng biển Việt Nam, thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người lãnh đạo đầu tiên lên tiếng phản đối và có những phát ngôn thể hiện tinh thần dân tộc cao độ.

 Rõ ràng, những dấu mốc quan trọng, những thành tựu đạt được trên toàn dân đều biết, cớ sao lại có những thông tin phát tán trên Internet phủ nhận sạch trơn và vu khống một cách thiếu khách quan, vô căn cứ. Cận kề Đại hội, trên một số trang mạng xã hội lại xuất hiện các bài viết vu khống Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi công điện mật về cơ cấu nhân sự Đại hội Đảng XII; Từ đó đi tới phủ nhận vai trò lãnh đạo của Thủ tướng và những người đứng đầu đối với đất nước. Mới đây, khi Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 13 đang diễn ra, trọng tâm bàn về vấn đề nhân sự, chuẩn bị các điều kiện tổ chức Đại hội Đảng XII thì ngay lập tức trên các diễn đàn phản loạn trên xuất hiện một loạt các bệnh phẩm xuyên tạc, các luận điệu trí trá bịa đặt, dựng chuyện vu cáo xoay quanh chủ đề “nhân sự Đại hội XII”.

 Cần khẳng định ngay rằng, đó là những lời lẽ hết sức hàm hồ, nhảm nhí. Thực tiễn những thành tựu và chuyển biến không ngừng của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu Thủ tướng trong suốt hai nhiệm kỳ qua đã hoàn toàn bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, vu khống trên. Bàn về vấn đề nhân sự, quan điểm của Đảng ta về lựa cán bộ là rõ ràng, nhất quán. Đó là những người trung thành với lý tưởng của Đảng, Tổ quốc, nhân dân, lợi ích dân tộc. Công tác nhân sự của Đại hội XII cần lựa chọn cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); đồng thời thực hiện đúng các quy trình lựa chọn chặt chẽ mà Trung ương, Bộ Chính trị đã đề ra. Tránh dựa vào các thông tin không được kiểm chứng, những bình luận xuất phát từ quan điểm xa lạ với chế độ ta để đánh giá, nhận xét cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước các cấp trong dịp chuẩn bị cho Đại hội XII.

 Do đó, chúng ta cần có niềm tin sâu sắc vào sự phát triển thịnh vượng của đất nước trên con đường hội nhập rộng mở phía trước dưới bộ máy lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ. Trước những thông tin nhũng nhiễu chúng ta cần có sự sàng lọc, suy xét kỹ lưỡng. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng là một cuộc chiến không súng đạn, không bạo lực nhưng lại vô cùng gay go, quyết liệt và phức tạp… Vì thế, mỗi một người dân biết giác ngộ và cảnh giác trước những thông tin “nguy hiểm” của những kẻ chống đối là đang trở thành một “chiến sĩ” trên mặt trận đấu tranh tư tưởng của dân tộc, góp phần vào sự thành công của Đại hội Đảng lần XII ./.
 Nguồn: http://gocnhinthoidai.blogspot.com

No comments:

Post a Comment

BACK TO TOP