Wednesday

KHI TỰ DO BIỂU TÌNH TRỞ THÀNH BẠO LOẠN

Quyền biểu tình không chỉ là nhu cầu của việc đòi hỏi từ quyền tự do hội họp, mà nó phản ánh ở cấp độ cao hơn của quyền tự do của con người. Ở những nước tư bản nơi mà giá trị con người, quyền con người được thừa nhận rộng rãi thì quyền biểu tình đã được pháp luật ghi nhận. Dù Việt Nam hiện nay mới chỉ trong giai đoạn soạn thảo Dự thảo Luật biểu tình và đang đưa ra tranh luận có cần thiết xây dựng và thảo luận vấn đề này vào thời điểm này hay không? Nhưng với hiện trạng hiện nay của quyền biểu tình ở một số quốc gia thì đúng là cần phải xem xét lại khi các cuộc biểu tình trong hòa bình ban đầu dần biến thành các cuộc bạo loạn quy mô lớn.

Trước hết phải nói đến cuộc  biểu tình tại London vào tháng 8 năm 2011 ở London, Anh với nguyên nhân được châm ngòi bằng cái chết của thanh niên da màu - Mark Duggan khi đụng độ với cảnh sát Anh đã làm bùng cháy ngọn lửa có từ trước của người dân Anh về chính sách cắt giảm chi tiêu của Chính Phủ mới nhậm chức khi muốn đạt mục tiêu đề ra trong chính sách tranh cử của mình. Cuộc biểu tình đòi công lý ban đầu đã bị chuyển hướng trở thành cuộc bạo loạn và cướp bóc. Lực lượng cảnh sát đã phải dùng cả vòi rồng để trấn áp phong trào, và mạnh tay hơn Chính Phủ Anh đã ra lệnh cấm tất cả các cuộc biểu tình tại 5 quận của London trong 30 ngày…Hậu quả của bạo loạn là khoảng 2.700 người bị bắt và hơn 1.400 người bị tòa án buộc tội gây bạo động mất trật tự và ăn cắp, làm thiệt hại khoảng 225 triệu Euro (trong lĩnh vực bảo hiểm)…
Và hiện nay là cuộc biểu tình “Chiếm phố Wall” mang tính chất được gọi là truyền thống ở Mỹ khi nó nổ ra lần đầu tiên vào ngày 17/9/2011 ở New York, và hàng năm đều có những cuộc biểu tình để kỷ niệm phong trào này với lời kêu gọi chống lại “giới giàu có tham lam”. Cuộc biểu tình lan từ New York sang các bang Los Angeles, Las Vegas, Boston, Washington, Oregon, Missouri và Portland…
Cảnh sát trấn áp mạnh tay những người biểu tình ở công viên Zuccotti. Ảnh: AFP
Cuộc biểu tình không có dấu hiệu dừng lại mà nó bùng phát trong 2 tháng qua kể từ 17/9/2015 đến nay còn có dấu hiệu lan rộng ra các khu vực khác tại Mỹ và nhiều cuộc biểu tình còn dùng đến dấm, bình xịt hơi cay, tấn công lực lượng cảnh sát và xa hơn là dùng súng để gây thương tích trong đám đông biểu tình... Len lỏi, trộn lẫn trong đám đông biểu tình là những tên trộm cắp, nghiện hút đã làm cho nhiều cuộc biểu tình tại các thành phố theo chiều hướng cực đoan khi tấn công lại lực lượng cảnh sát…vì thế lực lượng cảnh sát phải dùng đến các biện pháp mang tính trấn áp và bắt hơn 300 người ví lý do trật tự (dù bị bắt giữ trong thời gian ngắn).
Một lo ngại rằng phong trào này sẽ lan rộng trên toàn nước Mỹ và rằng với tình hình Châu Âu như hiện nay khi đang đối mặt với lượng lớn người di cư thì sẽ trở thành phong trào toàn cầu cho các cuộc biểu tình với những lý do khác nhau như hiện tượng domino.
Vậy Việt Nam thời gian qua thì thế nào? Sự kiện giàn khoan HD981 đã làm dấy lên phong trào biểu tình của người dân tại 3 thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng là những nơi đặt trụ sở, văn phòng của cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc. Tuy nhiên, phần tử cơ hội đã lợi dụng điều này để biến các cuộc biểu tình trong ôn hòa ban đầu thành các hoạt động phá hoại, bạo loạn. Như cuộc biểu tình vào tháng 5/2014 của hơn 7.000 công nhân khui công nghiệp ở Bình Dương, một số công nhân bị kích động và trở nên quá khích khi phá trụ sở, máy móc do người Trung Quốc quản lý, sở hữu…. Cùng thời gian này, tại khu công nghiệp Vũng Áng – Hà Tĩnh, có tốp đông 200 người trước cổng Fomorsa hô hào, kích động công nhân biểu tình về HD 981, sau đó gây ra vụ xô xát giữa 500 người Việt Nam biểu tình với 1000 công nhân Trung Quốc đang làm việc tại đây, bên cạnh đó những hành vi quá khích như đốt nhà tạm, ăn trộm vật tư, gây thương tích và có thiệt hại về tính mạng đã làm cho tình hình ở đây trở nên phức tạp.
Vào ngày 4/11/2015, trước một ngày khi Chủ tịch nước Trung Quốc – Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam thì những phần tử mang tư tưởng cấp tiến đã tụ tập thành các nhóm người biểu tình phản đối Trung Quốc trong cách hành xử tại Biển Đông ở hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh (biểu tình ôn hòa hơn) và Hà Nội. Tại Hà Nội, các phần tử quá khích còn tấn công vào Đại sứ quán Trung Quốc ở 46 Hoàng Diệu, và còn bùng phát thành các nhóm tại các khu vực khác nhau ở Hà Nội vào sáng ngày 5/11 làm mất trật tự công cộng với nhưng khẩu hiệu sau đó thay đổi thành chống chính quyền.
Dù cho nhiều cuộc biểu tình bị biến tướng trở thành các cuộc bạo loạn của những phần tử cơ hội, thì mục đích ban đầu của các cuộc biểu tình luôn hướng tới những điều tốt đẹp cho xã hội và cho một bộ phận người dân. Việc khó kiểm soát được đám đông biểu tình không có nghĩa Chính phủ  đó chưa cần quan tâm về quyền này, mà điều quan trọng là có công cụ, cơ chế nào để kiểm soát nó trong phạm vi quản lý của Nhà nước thì lại là vấn đề tại mỗi quốc gia theo từng mỗi luật biểu tình mang tính đặc thù của từng Nhà nước.
*Cua Đồng* - http://tuoitrevietnam2012.blogspot.com


No comments:

Post a Comment

BACK TO TOP