Chiềng
Chạ – molang0205.blogspot.com
“Ở
trong chăn mới biết chăn có rận”. Tiếng nói của người
trong cuộc luôn có trọng lượng bởi chính họ là
những chủ thể trực tiếp sinh hoạt, làm việc; bằng sự
trải nghiệm thực tế và những va chạm đời thường sẽ
chỉ cho họ hiểu bản chất và những khúc mắc bên trong
chính nội bộ và lớn hơn là chính trong cái nghề, cái
nghiệp mình đang theo đuổi. Và vô hình chung, tiêu chuẩn
sống trong nghề sẽ là một cái gì đó mang tính mực
thước để nói thay những tiêu chuẩn vốn đã được
đóng đinh và định hình tương đối chắc chắn.
Ấy
vậy nên khi nghe một nhà báo nói ra câu: “Báo chí VN
chỉ là công cụ bị lợi dụng” thì xem ra tình trạng
báo chí nước nhà đang trong thời kỳ mạt vận và mất
dần vai trò trong bối cảnh mà Báo chí đang trở nên có
nhiều nguồn sống và cơ hội phát triển nhất. Niềm tin
cũng dường như được nhân đôi, thậm chí là được
nhân ba khi câu hỏi đó được nhận diện là của Huỳnh
Ngọc Chênh – “Một nhà báo kỳ cựu ở Việt Nam”
từng đảm nhận vị trí Thư ký tòa soạn báo Thanh
niên. (theo BBC).
Cái
Mác của người trong cuộc và những giá trị mang tính
thương hiệu của một người từng công tác trong Báo
Thanh niên, một tờ báo có tiếng hàng đầu Việt Nam và
đặc biệt hơn khi đây cũng là tờ báo nổi tiếng của
những bài viết với những chủ đề “nhạy cảm”,
nóng như chống tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực
của xã hội. Song, chỉ từng ấy thôi chưa thể nào hạ
gục được lòng tin của những con người đang sống
trong một xã hội mà niềm tin sẽ nhanh chóng được kiểm
chứng trên rất nhiều kênh và nguồn.
Thông
qua những nguồn và kênh thông tin khác nhau, sẽ không khó
để cho một người tìm hiểu về thân thế và quá trình
hoạt động của một người; thậm chí vấn đề tư
tưởng, thái độ cũng được bộc lộ ít nhiều qua những
kênh thông tin như thế. Cho nên, Huỳnh Ngọc Chênh là ai,
từng làm gì đã trở nên rõ hơn hết thảy trong mắt
công chúng. Và họ đã có cho riêng mình câu hỏi ông là
ai, làm gì và như thế nào? Ông Chênh đúng là một nhà
báo mà là một Thư ký tòa soạn có tiếng của báo Thanh
niên như BBC dẫn; tuy nhiên cái chức danh của ông lại
được gắn thêm một từ “Nguyên”. Và như vậy, ngay
lập tức độc giả tiếp cận câu nói của ông đã có
phần nghiêng ngả bởi sẽ ít ai dám tin tưởng vào một
nhà báo khi không còn đương chức, đã nghỉ làm hoặc
nghỉ hưu vì một lí do nào đó. Chữ “nguyên” ấy đã
kéo theo bao điều khiến lòng tin suy giảm và sự hoài
nghi có nguy cơ tăng dần. Ông Chênh không công tác tại
báo Thanh niên nữa, ông cũng không công tác thêm ở một
cơ quan báo chí nào khác, bởi nếu có thì chắc BBC đã
trích dẫn thêm (với mục đích tên tuổi làm nên trọng
lượng lời nói. Vậy hóa ra, ông Chênh không còn là một
nhà báo chính thức và như thế thì hiện tại ông là một
kẻ ngoại đạo thực sự. Ông nhìn tình hình báo chí
hiện nay chỉ bằng con mắt của ông lúc đương công tác
và nghiễm nhiên, xã hội thay đổi thì cách nhìn cũng
thay đổi. Chênh không hiểu điều đó, khiến ông ta lạc
đường và mất phương hướng.
Cũng
thông tin thêm, trong giai đoạn giữ cương vị Thư ký Tòa
soạn báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Chênh đã không ít lần
ngộ nhận và câu chuyện hôm nay với nhận định cho
rằng: “Báo chí Việt Nam không thể làm được vai
trò giám sát chống tham nhũng”…Để đi tìm đáp số
cho những nhận định cho mình, Chênh đã ra sức chứng
minh thông qua chính những sản phẩm báo chí của mình.
Nhưng cũng thật thảm hại khi lời giải chưa kịp cho ra
những đáp số thì chính Chênh lại gục ngã trước và
đương nhiên khi một con người dám đưa ra cho mình tuyên
bố, ra sức thực hiện nhưng không thành thì một chỗ
đứng như trong quá khứ sẽ khó có thể giữ vững. Một
nhà báo kỳ cựu, từng được kỳ vọng sẽ là thế hệ
lãnh đạo mới của một tờ báo danh tiếng chỉ còn cách
“cắp nón ra đi”.
Một
con người như ông chắc sẽ khó tránh khỏi những hận
thù và bực tức. Việc trả thù đời, trả thù nghề sẽ
dễ xảy ra như một phản kháng của một con người từng
đã có vinh quanh và những năm tháng sống với nghề. Và
cũng không ngoài dự đoán ông đã tiến thẳng sự đả
phá, lên án của mình vào chính cái mối quan hệ giữa
Nhà nước và cơ quan báo chí. Song, từng ấy thời gian xa
cách nghề, không được hoạt động, sinh hoạt trong môi
trường báo chí vốn luôn chuyển động đã giết đi phần
nào những kỹ năng, sự linh hoạt và nhất là những lí
lẽ sắc bén của một cựu nhà báo tên tuổi. Dù vậy,
dù hôm nay ông Chênh đăng đàn nói gì, phát biểu gì thì
cơ hồ chính ông đã tạo ra cái dáng đứng của một
người thừa trong làng báo hiện nay. Chỉ tiếc rằng, lẽ
ra làng báo đã có một nhà báo tốt./.
No comments:
Post a Comment