Một con người không nhân cách, bỏ quê hương sau lưng và gần như đạp đổ
lịch sử để trải đường cho danh vọng của mình. Một con người đã nửa kia của cuộc
đời nhưng lại có cách nhìn nhận sự phát triển của xã hội lệch lạc và sớm đã bị
xã hội Việt Nam tẩy chay cho cái thói “trở cờ”. Con người đó mang tên Bùi Tín,
hiện đang định cư ở nước ngoài, gần như cái gốc Việt trong ông quá nhỏ để ông
có thể suy nghĩ cho lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Ảnh:
Bùi Tín, kẻ đểu giả của lịch sử. Nguồn Internet
Tiếc thay cho lịch sử Việt Nam vì đã quá nhân từ khi dung
túng cho một người như ông. Ông đã bay sang trời Tây, tuy nhiên, sự đểu giả của
một con người trong suốt mấy mươi năm qua không hề mất. Đáng buồn hơn, ông này
luôn có những bài bình luận đánh giá về tình hình trong nước như thế mình là
một “chính khách”, “chuyên gia”. Trong dịp chuẩn bị cho đại hội 12 này, ông Tín
đã có bài viết “Hãy sớm từ bỏ cái đuôi định hướng XHCN” đăng trên trang
tin “tểu” – một trang thông tin trái chiều, có nhiều bài viết phá hoại Việt
Nam. Bài viết như một vết nhơ của một người từng là nhân sĩ, trí thức thời mở
cửa của đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn chung mà nói, bài viết của y cũng
không có gì là khác những người khác. Vẫn theo “mục tiêu” đa nguyên, đa đảng ở
Việt Nam, bài viết đánh giá về định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và cho
rằng đó là sự “không cần thiết” với xã hội Việt Nam hiện tại.
Trước lối suy nghĩ mang tính rập khuôn của giới “dân chủ
cuội” nói chung và bản thân Bùi Tín nói riêng, tôi nhận thấy cần lắm một cuộc
“cách mạng” thay đổi nhận thức cho họ. Hơn hết là nhận diện được tính chất phức
tạp của xã hội nếu xẩy ra tình trạng tranh chấp quyền lực hay đơn giản là sự
bất ổn về chính trị. Bài học của các nước Trung Đông, Bắc Phi hay Thái Lan là
quá đủ để rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam mình. Còn nhớ thông điệp của cuộc
cách mạng các nước Bắc Phi luôn là “bỏ chế độ độc tài, phát triển dân chủ”
nhưng cuối cùng, cái gọi là phát triển dân chủ đó chỉ là sự tranh giành quyền
lực của các ông chủ lớn, các nhà chính trị gia có tiềm lực, có sự chống lưng
của một quốc gia khác. Độc lập dân tộc, tự tôn của một quốc gia bỗng biến thành
con bài chính trị của các nước lớn.
Với con đường chúng ta đang đi, đó là một con đường đúng,
lịch sử đã lựa chọn. Con đường đó có được là nhờ sự hi sinh của các thế hệ đi
trước. Đi theo nó, nghĩ là kiên định, nghĩa là vững vàng trong ý thức tự tôn
dân tộc, chứ không thể “gió chiều nào theo chiều đó”, vì cái khó khăn của thời
cuộc là bỏ đi cái tôi của mình, vứt bỏ thành quả của một thời máu lửa. Một khó
khăn hiện tại khiến các bạn bỏ cuộc, nghĩa là trong tương lai bạn sẽ tiếp tục
bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Mặt khác, sự khó khăn là điều luôn thường trực, vượt
qua nó thì mới có thành công, bỏ cuộc nghĩa là bỏ đi sự cố gắng bấy nhiêu năm
qua.
Cách suy luận của Bùi Tín là lấy tiêu cực trong
xã hội, lỗi chủ quan của con người trong quản lý để đánh giá, bình luận về định
hướng của đất nước. Đáng lí, cái chất chuyên gia của những con người này
nên phát huy trong việc cải tạo con người. Cải tạo nguyên nhân chủ quan để kìm
hảm phát triển kinh tế, phát triển đất nước.
No comments:
Post a Comment