Thời gian qua, để xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, các thế lực phản động, thù địch luôn tìm cách cổ súy các đối tượng vi phạm pháp luật, bất mãn, cơ hội chính trị. Đặc biệt, chúng còn dành cho những đối tượng này cách gọi mỹ miều là “tù nhân lương tâm”, vu cáo Nhà nước ta vi phạm nhân quyền, với những cái tên quen thuộc như Phạm Thị Đoan Trang, Huỳnh Thục Vy, Tạ Phong Tần, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh...
Huỳnh Thục Vy là thành viên sáng lập của cái gọi là “Hội
phụ nữ nhân quyền” -Một tổ chức trái phép. Bản thân thường xuyên có những hoạt
động nhằm xuyên tạc chính sách, chế độ xã hội và nhiều hoạt động chống đối
khác. Lợi dụng các vấn đề nóng, sự kiện được dư luận quan tâm, Vy đã nhiều lần
kích động tập trung đông người, biểu tình trái quy định, gây rối an ninh trật
tự. Ngông nghênh hơn, thị còn xịt sơn lên quốc kỳ Việt Nam rồi quay phim đưa
lên mạng xã hội. Vy đã được các tổ chức nhân quyền chống Việt Nam “quan tâm” và
HRW trao giải Hellman/Hammet về nhân quyền.
Cuối tháng 11/2018, Vy bị Tòa án Nhân dân huyện Buôn Hồ,
tỉnh Đắk Lắk tuyên phạt 2 năm 9 tháng tù. Tuy nhiên, vì tính nhân đạo do Vy
nuôi con dưới 36 tháng nên cho hoãn chấp hành phạt tù. Không những không hối
cải với tội lỗi, thị vẫn tiếp tục có những hành động chống đối.
Phạm Thị Đoan Trang được bên ngoài phong là “Blogger”, “nhà
báo”, “nhà dân chủ”, được cho có những hoạt động “xuất sắc” về dân chủ, nhân
quyền. Thị đã viết nhiều bài, ấn phẩm mang tính xuyên tạc, chống đối và là
thành viên sáng lập “Luật khoa tập chí” dưới danh nghĩa của nhà báo độc lập.
Trên tạp chí này Trang đã viết và đăng tải bài, sách do thị viết như: “Chính
trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực” là 1 số trong 9
cuốn sách do Trang viết, đăng tải.
Bên cạnh đó, Trang đã soạn thảo một số tài liệu: “Báo cáo
tóm tắt về môi trường biển Việt Nam”, “Đánh giá chung về tình hình nhân quyền
Việt Nam”, “Báo cáo về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến quyền
tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam”. Các bài viết và sách đã xuyên tạc
trắng trợn tình hình nhân quyền, tôn giáo và việc thực hiện các chính sách của
Nhà nước.
Năm 2018, Trang được tổ chức Peple in need trao giải nhân
quyền Homo Homini, được đề cử trao giải thưởng Tự do báo chí 2019. Ngày
14/12/2021, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội tuyên án 9 năm tù giam và 5 năm quản
chế.
Điểm chung của cả 2 người phụ nữ trên là đều còn rất trẻ,
có trình độ nhưng đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, sớm trở thành các phần tử
chống đối. Các tổ chức chống đối bên ngoài thiếu thiện cảm với Việt Nam đã
“ngửi” thấy mùi “đối lập” nên đã “quan tâm” cổ vũ, kích động, ra sức bảo vệ.
Trước Đoan Trang, Thục Vy, đã từng có một số phụ nữ
khác Tạ Phong Tần, Trần Khải Thanh Thủy,
Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh... và trước đó là nhà văn Dương Thu Hương
bị các tổ chức chống đối ở nước ngoài mua chuộc, lợi dụng, lung lạc bằng những
hư danh, quyền lợi bất chính trước mắt, phục vụ cho mưu đồ chống phá.
Những đối tượng trên chỉ là những con rối. Pháp luật Việt
Nam không có khái niệm “tù nhân lương tâm”,“bất đồng chính kiến” mà chỉ là
những kẻ vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
No comments:
Post a Comment