Có một tời gian, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin một số luật sư tuyên bố bỏ nghề. Thực tế, trong xã hội hiện nay, việc một người nào đó từ bỏ công việc hiện tại và chuyển sang làm một công việc khác cũng chẳng có gì hiếm lạ. Ấy vậy nhưng với những ông “luật sư tuyên bố bỏ nghề” này, họ cố tình “nói hươu nói vượn”, đổ lỗi cho chính quyền, tự tỏ vẻ cao sang cho rằng “phải bỏ nghề vì mất hết niềm tin vào nền tư pháp Việt Nam”. Trước đó là câu chuyên của 03 ông luật sư vụ tịnh thất bồng lai (Nguyễn Văn Miếng, Đặng Đình Mạnh, Đào Kim Lân), hay gần đây là vụ ông Nguyễn Duy Bình tuyên bố bỏ nghề liên quan vụ Tưởng Đăng Thế.
Nếu như nhiều luật sư khác trên cả nước nổi tiếng về năng lực,
trình độ, sự thông tuệ trong nghề nghiệp thì những vị luật sư nêu trên lại nổi
tiếng về việc tích cực hoạt động trên mạng xã hội với những nội dung quy chụp,
phiến diện, mang đậm quan điểm cá nhân về các vụ án tham gia bào chữa hay các
vấn đề về kinh tế, xã hội được dư luận quan tâm, như chống tham nhũng tiêu cực,
hay nói cách khác, họ nổi tiếng vì sự tai tiếng
“Đi đêm lắm có ngày gặp ma”, Cục An ninh mạng và phòng,
chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã phát hiện và báo tin cho
Công an tỉnh Long An về hành vi có dấu hiệu tội phạm lợi dụng quyền tự do dân
chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) của các ông
Nguyễn Văn Miếng, Đào Kim Lân và Đặng Đình Mạnh. Và rồi, theo một cách rất ảo
diệu, cả 3 ông luật sư trên đã xuất hiện tại “xứ sở tự do”.
Với
những người yêu nước chân chính, hành vi của 3 người này chẳng khác nào phản
bội đất nước, quay lưng với Tổ quốc. Vậy nhưng với những “luật sư dân chủ”, để
kịp “đu trend”, họ cũng nháo nhào lên mạng tuyên bố bỏ nghề, “đốt thẻ luật sư”.
Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu những kẻ này không xuyên tạc sự thật, đưa ra
những lý lẽ chói tai như: “Những luật sư tại Việt Nam cho dù có tâm và có tầm
nhưng với nền tư pháp và công lý hiện nay thì cũng đành phải bỏ nghề hoặc ra
đi”, “tôi công khai tuyên bố bỏ nghề luật sư vì đã mất hết niềm tin vào nền tư
pháp Việt Nam”, “một chút hy vọng mỏng manh là công lý sẽ có ở Việt Nam”…
Những
vị luật sư tuyên bố bỏ nghề vì lý do nêu trên đang ảo tưởng trầm trọng về năng
lực cũng như vị thế của bản thân. Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2021, cả
nước ta có hơn 16.000 luật sư, hơn 4.000 tổ chức hành nghề luật sư và hàng ngàn
người đang tập sự hành nghề luật sư. Nếu Việt Nam không có công lý, nếu hệ thống
tư pháp của Việt Nam “tồi tệ”, “đen tối” thì phải chăng hàng chục ngàn luật sư
đang hành nghề chẳng có đóng góp gì cho đất nước, cho nhân dân, cho nghề
nghiệp?
Việc
các “luật sư dân chủ” tuyên bố bỏ nghề vì “mất hết niềm tin vào nền tư pháp” là
một sự lộng ngôn trắng trợn. Nói thẳng, những luật sư tự tuyên bố bỏ nghề nêu
trên suy cho cùng cũng chỉ vì các toan tính “dân chủ” của cá nhân không thể trở
thành sự thật, vì “chiếc áo” luật sư chẳng thể nào che lấp thói “lưu manh chính
trị”. Thay vì hành nghề luật sư một cách chân chính, nhiều kẻ lại lợi dụng nghề
nghiệp để công kích chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước, mưu đồ phá vỡ nền hòa
bình, ổn định của đất nước. Bất chấp thực tế đã có rất nhiều “tấm gương xấu” như
Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài… đã bị đưa ra xử lý. Các luật sư chân chính chắc
chắn sẽ không thể nào chấp nhận hành động phỉ báng nghề nghiệp, hạ thấp đồng
nghiệp, xuyên tạc sự thật, chống phá chế độ của những kẻ “luật sư dân chủ” như
nay.
No comments:
Post a Comment