Saturday

PHẢN BÁC ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC VỀ CÁI GỌI LÀ "PHÁP NỔ SÚNG ĐÁNH VIỆT NAM LÀ ĐỂ MƯỢN ĐƯỜNG VÀO TRUNG QUỐC"!

Nhân Kỷ niệm 160 năm kháng Pháp, ngày 31/8/2018, UBND TP Đà Nẵng tổ chức hội thảo khoa học Đà Nẵng chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha: Quá khứ và hiện tại, với sự tham dự của khoảng 100 học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Tại buổi hội thảo này, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: “Liên quân Pháp – Tây Ban Nha mượn cớ triều đình nhà Nguyễn cấm đạo để nổ súng đánh Việt Nam với mục tiêu tìm đường vào Trung Quốc. Bằng chứng là khi không chiếm được Đà Nẵng ngay, Pháp đã đưa quân vào chiếm Gia Định và sau đó đánh ra Bắc để tiếp cận tỉnh Vân Nam, chứ không nhằm vào Huế”.

Ông Dương Trung Quốc là ai thì chắc mọi người đã hiểu rõ, ông ấy là Nhà sử học, đương kim Đại biểu Quốc hội nước ta, là một người “đức cao vọng trọng”. Tuy nhiên, với quan điểm trên của Ông Dương Trung Quốc thì xin có vài ý kiến phản bác như sau:

1. Để rõ hơn vấn đề này có lẽ phải ngược dòng lịch sử về thời kỳ mà Nguyễn Ánh dựa vào Pháp để đánh nhà Tây Sơn. Trong cuộc chiến chống lại triều đình Tây Sơn, Nguyễn Ánh giành được nhiều sự giúp đỡ của người Pháp, đặc biệt là giám mục Pigneau de Béhaine để củng cố quân đội và tạo cho mình một thế đứng vững vàng.

Hiệp ước Versailles năm 1787, đã được ký kết giữa vua Pháp là Louis XVI và Nguyễn Ánh, nội dung chủ yếu là Nguyễn Ánh đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam cho Pháp, đổi lại Pháp đồng ý đưa quân và vũ khí sang đánh nhà Tây Sơn. Do nhiều yếu tố, đặc biệt là cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 lật đổ Hoàng gia, nên nước Pháp đã không thi hành Hiệp ước Versailles 1787.

Về sau, Hiệp ước Versailles năm 1787 vẫn trở thành một di họa đối với Việt Nam. Pháp đã dựa vào Hiệp ước này để làm cớ yêu cầu nhà Nguyễn cắt đất, và sau đó xâm lược Việt Nam vào năm 1858.

Sau này tác giả Faure chép truyện Bá Đa Lộc, có nuối tiếc rằng nếu Hiệp ước được thi hành thì Pháp có thể chiếm Việt Nam sớm hơn mấy chục năm: “Nếu lúc ấy Chính phủ Pháp sẵn sàng giúp ông Bá Đa Lộc thì ông ấy đã giúp cho nước Pháp hoàn thành cuộc bảo hộ ở An Nam ngay từ cuối thế kỷ 18, để sau khỏi phải dùng đến chiến sự mới xong công việc”.

Như vậy là dã tâm của người Pháp là xâm lược, đặt chế độ cai trị đối nước ta đã có từ 1787 chứ chẳng phải đến 1858.

Pháp xâm lược Đại Nam là cuộc chiến giữa nhà Nguyễn của Đại Nam và Đế quốc thực dân Pháp, diễn ra từ năm 1858 đến năm 1884. Cuộc chiến kết thúc bằng thắng lợi của Đế quốc thực dân Pháp, người Pháp xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Đại Nam và thiết lập bộ máy cai trị, bắt đầu thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử Việt Nam từ đó cho đến tận năm 1954 khi quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ vĩ đại đã đánh đổ hoàn toàn bọn đế quốc xâm lược.

Như vậy có thể thấy rằng: người Pháp mang là kẻ đi xâm lược thuộc địa mà một trong những nạn nhân của việc xâm lược, khai thác thuộc địa cuối thế kỷ 19, đến giữa thế kỹ 20 là đất nước ta.

Âm mưu đã có từ trước đó rất lâu, năm 1858 là lúc Pháp ra tay hành động chứ không phải như lời mà “nhà sử học” Dương Trung Quốc nói: “Liên quân Pháp – Tây Ban Nha mượn cớ triều đình nhà Nguyễn cấm đạo để nổ súng đánh Việt Nam với mục tiêu tìm đường vào Trung Quốc”.

2. Pháp nổ súng xâm lược nước ta trong năm 1858, tại Đà Nẵng và nếu chúng chỉ “mượn đường để chiếm Trung Quốc” như lời nhà sử học họ Dương nói; vậy tại sao lại mượn đường lâu thế, mượn đường đến gần 100 năm và biến một đất nước độc lập thành một dân tộc bị xâm lược, bị cai trị, biến nhân dân ta trở thành thân phận nô lệ.

Khai thác cạn kiệt tài nguyên, tắm máu những phong trào yêu nước, thi hành chính sách ngu dân để trị đối với dân ta, bốc lột đến tận cùng xương tủy sức lao động của dân ta. Kẻ chỉ “mượn đường” mà sao không “trả đường” mà phải đợi đến khi đất nước ta dưới sự lãnh đạo của những người Cộng sản và Bác Hồ vĩ đại bằng chiến thắng oanh liệt Điện Biên Phủ năm 1954 thì mới chết hẳn, mới “trả lại đường”.

Ông Quốc không hiểu biết về lịch sử hay cố tình quên đi vết nhơ nô lệ trong lịch sử đau thương gần 100 năm khi bị cai trị, bị xâm lược và trở thành nước thuộc địa. Ông phải trả lời như thế nào trước “núi xương, biển máu” vốn là sản phẩm của tội ác do chính thực dân Pháp gây ra cho nhân dân ta? Ông Quốc trả lời như thế nào trước anh linh của hàng hàng lớp lớp các thế hệ con dân nước Việt đã anh dũng ngã xuống để đánh Pháp và thắng Pháp?

3. Lập luận của ông là mâu thuẫn, thiếu logic, ngụy biện khi cho rằng “bằng chứng là khi không chiếm được Đà Nẵng ngay, Pháp đã đưa quân vào chiếm Gia Định và sau đó đánh ra Bắc để tiếp cận tỉnh Vân Nam, chứ không nhằm vào Huế”.

Nếu Pháp chỉ “mượn đường” để chiếm Trung Quốc mà trước tiên là tiếp cận Vân Nam vậy tại sao khi không thể chiếm Đà Nẵng thì giặc Pháp lại không mang quân ra Bắc Kỳ, là nơi tiếp giáp với Trung Quốc hoặc trưc tiếp chiếm đảo Hải Nam để làm bàn đạp tấn công Trung Quốc mà lại đưa quân đội vào chiếm Sài Gòn và đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ.

Hay là ông “sử học” họ Dương không hiểu biết về vấn đề địa lý và nhầm lẫn là Sài Gòn – Gia Định mới gần Trung Quốc hơn là Đảo Hải Nam của chính Trung Quốc và Miền Bắc của Đại Nam?

4. Xin giải thích cho ông biết vì sao Pháp chọn Đà Nẵng chứ không phải là nơi nào khác để tấn công nước ta:

– Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:

+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.

+ Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế.

+ Nằm trên đường thiên lý Bắc – Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.

– Pháp không thể trực tiếp đánh vào cửa biển Thuận An ở Huế, vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn sẽ gặp phải bất lợi khi mà Huế được bảo vệ vững chắc, mặt khác Thuận An là cửa biển nhỏ, tàu chiến không thể ra vào dễ dàng, thuận lợi như cửa biển Đà Nẵng.

– Đà Nẵng có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn,… hoạt động ở đây từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.

Đôi lời vừa là phản biện, vừa là tâm tình gửi đến ông. Mong ông hồi tâm, chuyển ý để xét việc cho minh tường; đừng võ đoán để rồi nói bậy, phán bừa; thay trắng đổi đen về lịch sử (hay còn gọi là lật sử) làm mất uy danh của các nhà sử học, mất tư cách; đừng để người đời gọi Ông là kẻ bất trí.

No comments:

Post a Comment

BACK TO TOP