M.Q
Gần đây, luật Biểu tình một
lần nữa trở thành chủ đề “nóng” được dư luận dành sự quan tâm, nhất là sau phát
biểu của ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tại
phiên họp sáng ngày 12/7 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc “chưa đủ
cơ sở để báo cáo Quốc hội đưa luật Biểu tình vào chương trình cho ý kiến tại kỳ
họp thứ 3 và thông qua tại kỳ họp thứ 4 khóa XIV”.
Luật biểu tình bộ luật
quan trọng, có liên quan trực tiếp đến việc phát huy quyền dân chủ của người
dân, đồng thời có những tác động ảnh hưởng mạnh mẽ tới An ninh quốc gia của đất
nước, do đó cần thiết phải có quá trình nghiên cứu, xâ dựng luật một cách thận
trọng, chi tiết, không để sót lọt những kẻ hở mà các thế lực thù địch và các đối
tượng xấu lợi dụng vào hoạt động chống Đảng, Nhà nước. Đây cũng chính là nội
dung cơ bản trong phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong cuộc
họp báo ngày 23/7 vừa qua.
Theo thông tin đã đưa,
ngày 26/11/2011, Quốc hội đã thông qua nghị quyết đưa một số luật vào chương
trình xây dựng pháp luật và pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa 13, trong đó
có luật Biểu tình. Sau đó, Chính phủ đã thống nhất giao Bộ Công an chủ trì soạn
thảo. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 13, dự thảo luật Biểu tình đã được đưa
ra thảo luận và lấy ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự. Tuy nhiên, nhiều
vấn đề nhạy cảm của luật Biểu tình hiện có nhiều luồng ý kiến đóng góp khác
nhau, nhiều điều luật còn bộc lộ những bất cập, thiếu tính khả thi trên thực tế.
Vì vậy, cho đến nay, luật Biểu tình vẫn tiếp tục được Bộ Công an nghiên cứu bổ
sung, hoàn thiện, trên cơ sở đóng góp ý kiến của các cơ quan chức năng.
Cần phải nói thêm rằng,
các quyền tự do dân chủ, trong đó có quyền biểu tình đã được Hiến pháp quy định,
do vậy cần phải sớm thông qua luật Biểu tình nhằm đảm bảo nguyên tắc hiến định.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, luật Biểu tình là một bộ luật quan trọng, nhạy
cảm, có ảnh hưởng tới nhiều vấn đề và nếu quy định không chặt chẽ, rất có thể sẽ
là điều kiện cho các thế lực thù địch và đối tượng xấu lợi dụng “lách luật” hoạt
động chống Đảng, Nhà nước.
Hãy nhìn cái cách mà đám
rận chủ quốc nội và các tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân “hành xử” xung
quanh sự kiện xây dựng luật Biểu tình, người ta sẽ thấy những nguy cơ hiện hữu
nếu không cho ra đời một bộ luật hoàn chỉnh và chặt chẽ. Thời gian qua, lợi dụng
sự kiện cá chết hàng loạt xảy ra tại các tỉnh miền Trung của Việt Nam mà nguyên
nhân chính là do quá trình xả thải của công ty Formosa, các thế lực thù địch đã
câu kết, móc nối, chỉ đạo, giật dây các nhà rận chủ trong nước liên tục đăng tải
nhiều thông tin sai lệch, xuyên tạc, bịa đặt nhằm kích động người dân tham gia
“biểu tình ôn hòa” dưới chiêu bài “tuần hành”, “xuống đường”.
Do vậy, quá trình soạn thảo
và ban hành luật Biểu tình của Quốc hội hiện đang đứng trước hai nguy cơ: Nếu
tiếp tục lùi thời hạn thông qua luật Biểu tình, rất có thể đây sẽ trở thành cái
cớ để các thế lực thù địch và đám rận chủ quốc nội “lợi dụng” tuyên truyền
xuyên tạc về quá trình lập pháp của Quốc hội. Nhưng nếu “vội vàng” thông qua luật
Biểu tình trong khi các điều khoản chưa được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng,
còn bộc lộ những sơ hở thiếu sót rất có thể sẽ “vô hình chung” tạo ra điều kiện
thuận lợi mà các thế lực thù địch và bọn rận chủ trong nước lợi dụng vào hoạt động
chống phá cách mạng Việt Nam.
Ban hành luật để điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội, thông qua đó để quản lý xã hội không phải vấn đề giản
đơn “một sớm, một chiều”. Luật Biểu tình ban hành không những đảm bảo quyền tự
do dân chủ cho người dân, nhưng quan trọng hơn là góp phần bảo vệ An ninh quốc
gia. Do đó, vấn đề đã và đang đặt ra với cơ quan chức năng cũng như Quốc hội là
sớm giải quyết “món nợ” tồn kho từ Quốc hội khóa XIII nhưng đồng thời cũng cần
có bước đi hết sức thận trọng, không để tồn tại những sơ hở, thiếu sót, “điểm yếu”
mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng vào hoạt động chống phá.
Nguồn: nguoiconyeunuoc.wordpress.com
No comments:
Post a Comment